Khi bạn quyết định thành lập một doanh nghiệp, bạn cần tuân thủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ các điều kiện này là cần thiết để bạn có thể tiến hành thành lập một công ty TNHH, Cổ phần hoặc loại hình doanh nghiệp khác cho doanh nghiệp của mình.
1. Quyền tự chủ trong kinh doanh của chủ thể kinh doanh
+ Tự chủ chọn địa bàn, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh;
+ Chọn hình thức đầu tư, kinh doanh;
+ Quyết định quy mô đầu tư, kinh doanh;
+ Liên doanh, liên kết đầu tư, kinh doanh;
+ Hoạt động kinh doanh theo nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Gỉấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hợp tác xã; bảo đảm điều kiện kinh doanh.
2. Tự chủ chọn địa bàn, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh
Chủ thể kinh doanh có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định và không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật đầu tư năm 2020, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
3. Tự chủ chọn hình thức đầu tư, kinh doanh
Chủ thể kinh doanh được chọn hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Các hình thức đầu tư được quy định tại Điều 21 Luật đầu tư năm 2020 gồm có:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
+ Thực hiện dự án đầu tư.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, có thể phân loại hình thức đầu tư thành hai nhóm là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp: là việc chủ thể kinh doanh bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư, tức là nhà đầu tư nắm quyền quản trị kinh doanh, người đầu tư vốn (chủ đầu tư) đồng thời là người sử dụng vốn. Hình thức đầu tư này gồm:
+ Thông qua tổ chức kinh tế: Hoạt động kinh doanh thông qua pháp nhân cụ thể do tự thành lập, tham gia thành lập hoặc đầu tư vào các pháp nhân đã có dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; hợp tác xã; tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính; cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao có đầu tư sinh lợi; hộ kinh doanh... Ngoài ra, chủ thể kinh doanh có thể góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
+ Thông qua hợp đồng: Hợp tác, liên kết để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chung nhưng không dẫn đến lập pháp nhân mới gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà nước.
+ Phát triển kinh doanh: Thông qua mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, đầu tư gián tiếp: là việc chủ thể kinh doanh không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư mà chi hưởng lợi tức từ các hoạt động đầu tư của mình. Hình thức đầu tư gián tiếp khá đa dạng gồm mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; thông qua các định chế tài chính trung gian.
4. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Tự chủ kinh doanh là gì?
Tự chủ kinh doanh là nguyên tắc và quyền của một cá nhân hoặc tổ chức quyết định và điều hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập và tự do.
Tự chủ kinh doanh được bảo đảm và bảo vệ như thế nào trong pháp luật?
Tự chủ kinh doanh được bảo đảm và bảo vệ bởi các quyền và tự do kinh doanh được đảm bảo trong các văn bản pháp luật, như Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan khác. Các quy định này cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền tự chủ kinh doanh của cá nhân và tổ chức.
Có những giới hạn nào đối với quyền tự chủ kinh doanh?
Quyền tự chủ kinh doanh cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu một số giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích công cộng và trật tự xã hội. Ví dụ, quyền tự chủ kinh doanh không được sử dụng để vi phạm pháp luật, gây hại cho môi trường hoặc đe dọa an ninh quốc gia.
Nội dung bài viết:
Bình luận