Điều kiện tuyên bố một người đã chết

Khi một người mất tích đã quá lâu thì người thân sẽ tuyên bố người đó đã chết. Việc tuyên bố cá nhân chết là một chế định đặc biệt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể liên quan. Vậy điều kiện tuyên bố một người đã chết là gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

trường hợp tuyên bố đã chết

trường hợp tuyên bố đã chết

1. Điều kiện tuyên bố một người đã chết

Phải đáp ứng bốn điều kiện dưới đây thì tòa án có thẩm quyền sẽ tuyên bố một cá nhân đã chết:

Thứ nhất, sau 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà người biệc tích vẫn không trở về và không có thông tin xác thực nào về việc người đó còn sống hay đã chết. Trong trường hợp này, việc tạm dừng năng lực chủ thể của cá nhân sẽ được giải quyết theo hướng chấm dứt tư cách chủ thể của người đó. Lúc này Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người đó đã chết mà không cần đòi hỏi thêm thủ tục thông báo nào cả. Trường hợp này, thực chất thời gian biệt tích của cá nhân này vẫn là từ 05 năm trở lên.

Thứ hai, biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà không có tin tức xác thực rằng người đó còn sống hay đã chết. Theo điểm b khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định việc phải thông báo tìm kiếm trong trường hợp biệt tích trong chiến tranh. Ngày chiến tranh kết thúc có thể có nhiều quy định khác nhau như ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày ký hiệp định đình chiến, hiệp định hòa bình hoặc ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh... Tùy theo hoàn cảnh của các cuộc chiến tranh mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định ngày kết thúc của chiến tranh.

Thứ ba, bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm kể từ ngày sự kiện đó chấm dứt mà không có tin tức gì xác thực là người đó còn sống hay đã chết. Người đó được xác nhận là một trong số những người có trong tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai (cư dân trong vùng bị động đất, núi lửa, sóng thần; hành khách trong các tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không; người trong hàm, lò, mỏ bị sập hoặc hư hỏng...) mà không xác định được hoặc do không tìm thấy thi thể nạn nhân.

Thứ tư, một người biệt tích 05 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Sau 02 năm có thể tuyên bố người đó mất tích, sau 05 năm thì có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bổ mất tích thì sẽ áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích 05 năm liền trở lên Tòa án có thể tuyên bố một người là đã chết.

Trong quy định về tuyên bố một người là đã chết cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, sau 03 năm, kể từ ngày có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Quy định này mang tính kế tiếp khi cá nhân đã bị tuyên bố là mất tích theo Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 mà chưa được hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Thời hạn 03 năm tiếp theo để tính thời gian tuyên bố chết phải liên tục, không ngắt quãng và trong suốt thời gian đó vẫn không có một tin tức chính xác nào là người đó còn sống hay đã chết.

Thứ hai, việc người biệt tích trong chiến tranh thì không cần thiết phải có những thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật bởi đây là trường hợp biệt tích đặc biệt. Chiến tranh với bom, đạn thường đem lại rủi ro lớn, có thể gây thiệt hại tính mạng cho những cá nhân đang trong vùng chiến. Hơn nữa, 05 năm sau chiến tranh là một khoảng thời gian đủ dài để cho những cá nhân còn sống sẽ tìm mọi cách liên lạc với người thân, với đơn vị... Do đó, khi hết 05 năm mà không có bất kỳ sự xác thực nào về thông tin thì Nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra tuyên bố chết với cá nhân này. Việc đồng ý tuyên bố chết cho những cá nhân biệt tích trong chiến tranh mà sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc không trở về cũng hướng đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể có liên quan đến cá nhân này.

Thứ ba, phải xác định chính xác sự có mặt của người biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai. Phải có những chứng cứ xác nhận người đó đang di chuyển trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt hay đường hàng không; giấy tờ xác thực công việc của người đó trong các hầm, lò, mỏ; hay giấy tờ tùy thân hoặc hộ khẩu chứng minh người đó ở trong các khu vực xảy ra thảm họa, thiên tai. Đây là một việc quan trọng vì việc xác định những thông tin này có liên quan đến công việc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Nếu như những thông tin này không chính xác thì sẽ gây khó khăn cho công việc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, công việc cứu hộ sẽ có thể bị kéo dài thêm không cần thiết hoặc có nhiều trường hợp xác định nhầm người bị nạn. Trong trường hợp khác, nếu người đó thực sự không ở trong tai nạn hay thảm họa thiên tai mà vẫn biệt tích thì sẽ phải áp dụng pháp luật theo điểm d khoản 1 Điều 71 chứ sẽ không áp dụng theo điểm c.

Thứ tư, cách tính thời hạn 05 năm của người biệt tích. Cách tính thời hạn này cũng giống như cách tính thời hạn trong quy định về việc tuyên bố mất tích. Tức là sẽ tính từ ngày nhận được tin tức cuối cùng của người biệt tích. Nẹu không xác định được ngày thì sẽ tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Neu không xác định được tháng thì sẽ tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Thời hạn 5 năm phải là liên tục chứ không phải là tổng cộng các khoảng thời gian biệt tích vào thành 05 năm để làm căn cứ xem xét tuyên bố chết với cá nhân. Những người có quyền và lợi ích liên quan khi yêu cầu Tòa án tuyên bố người biệt tích chết phải đưa ra các bằng chứng xác thực về tin tức cuối cùng của người biệt tích để có thể xác định thời hạn.

2. Hậu quả của việc tuyên bố chết

Khi quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân được coi là chấm dứt sự tồn tại. Đây còn được gọi là “chết về mặt pháp lý” của cá nhân. Tức là dưới góc độ pháp lý, cá nhân đó có đầy đủ cãn cứ để nhà làm luật tin rằng cá nhân đó khó có thể đang còn sống sót mà có thể đã chết nên chính vì thế cần phải được tuyên bố đã chết và giải quyết hậu quả của nó. Hậu quả gắn với tuyên bố chết của một cá nhân được pháp luật quy định tại Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, hậu quả tuyên bố cá nhân chết được xem xét ở các góc độ:

Về tư cách chủ thể của người bị tuyên bố đã chết: Khi quyết định tuyên bố cá nhân chết có hiệu lực pháp luật thì tư cách chủ thể của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt theo thời điểm được ghi nhận trong quyết định của toà án. Ví dụ như, trường hợp cá nhân chết do thiên tai, địch hoạ thì ngày chết thường được xác định là ngày xảy ra thiên tai, địch hoạ. Đối với cá nhân bị tuyên bố chết do không trở về sau khi chiến tranh kết thúc đã 05 năm thì ngày được coi là ngày mất của cá nhân chính là ngày tuyên bố chiến tranh kết thúc. Người bị tuyên bố chết sẽ ghi vào sổ hộ tịch như các trường hợp khai tử khác. Tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó dù quan hệ tài sản hay quan hệ nhân thân.

Về quan hệ tài sản: Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”- Khoản 2 Điệu 72 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Khoản 2, Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015” - Khoản 1 Điều 611 Bộ lũật Dân sự năm 2015.

Tức là, khi quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân của Tòa án có hiệu lực, thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Đây cũng là thời điểm phát sinh quyền thừa kế của những người được hưởng di sản thừa kế. Như vậy, nếu như người bị tuyên bố chết có di chúc họp pháp, thì tài sản họ để lại được chia theo di chúc. Trường hợp không có di chúc hoặc các trường hợp của Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản người chết để lại được chia theo pháp luật. Đồng thời, đây cũng là thời điểm mà những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ của mình nếu người chết yêu cầu. Trong trường hợp người bị tuyên bố chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài sản với chủ thể có quyền tài sản khác, thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người bị tuyên bố chết để lại.

3. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết

Trong trường họp sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết, mà sau một thời gian người đó trở

Về hoặc có tin tức xác thực rằng người đó vẫn còn sống: Thì theo yêu cầu của người đó hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết, (khoản 1 Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đây là việc làm cần thiết về mặt pháp lý để bảo đảm quyền lợi của người bị tuyên bố chết về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người đó khi người đó trở về. Vậy khi cá nhân bị tuyên bố chết trở về thì thủ tục đàu tiên chính là huỷ bỏ quyết định tuyên bố cá nhân này đã chết và dẫn đến những hệ quả cụ thể:

Về tư cách chủ thể: Nếu như tuyên bố chết có hiệu lực pháp lý thì làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân này thì huỷ bỏ quyết định tuyên bố cá nhân chết sẽ khôi phục lại tư cách chủ thể cho cá nhân tại thời điểm chấm dứt tư cách cá nhân của người này.

Về quan hệ nhân thân: Các quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố chết cũng được khôi phục. Đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình của người bị tuyên bố chết. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn, trừ các trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật theo khoản 1 Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp người biệt tích trở về và vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác, người bị tuyên bố chết trở về đã có khiếu nại mong muốn người vợ hoặc chồng đó quay lại chung sống với mình. Tuy nhiên việc này là trái với quy định của pháp luật và người đó không có quyền yêu cầu vợ hoặc chồng cũ của mình trở về chung sống với mình nên quan hệ hôn nhân trước đó không thể khôi phục.

Về quan hệ tài sản: Khi một người bị tuyên bố là đã chết thì tài sản của họ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại phần giá trị tài sản hiện còn trong khối di sản thừa kế được nhận trước đó. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức. Nếu gây thiệt hại cho khối tài sản thì phải bồi thường cho phần giá trị thiệt hại này. Nội dung này được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trên đây là bài viết Điều kiện tuyên bố một người đã chết. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo