Những trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

1. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và không có giá trị sử dụng khi nào?


Mỗi người dân khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được cấp 01 thẻ bảo hiểm y tế dùng làm căn cứ để xác định các quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia khi đi khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

Hiện nay thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới áp dụng trên toàn quốc và có dấu xác nhận của Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ.

1.1 Trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được xác định theo các đối tượng tham gia BHYT như sau:

(1) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 tham gia bảo hiểm y tế lần đầu thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT, Cụ thể là nhóm đối tượng:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

Những trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Những trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

(2) Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

(3) Đối tượng quy định tại Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) tham gia BHYT từ ngày 01/7/2009 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT;

(4) Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.

1.2 Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng
Thẻ BHYT là căn cứ để người tham gia được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4, Điều 16, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 gồm 3 trường hợp sau đây:

(1) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia và thời điểm đóng BHYT

(2) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT.

(3) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT. Đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.

Nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn cần đổi thẻ BHYT mới để được giải quyết các quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định. Bạn có thể đổi thẻ BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Đổi thẻ BHYT mới trong trường hợp thẻ bị rách, hỏng

Đổi thẻ BHYT mới trong trường hợp thẻ bị rách, hỏng, thẻ bị nát không rõ thông tin ghi trên thẻ

2. Đổi thẻ bảo hiểm y tế hợp lệ để đi khám chữa bệnh


Căn cứ theo quy định tại Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế, các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:

Rách, nát hoặc hỏng;

Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Như vậy, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng vì bị rách, nát, hỏng không thấy rõ thông tin ghi trên thẻ nhưng còn thời hạn sử dụng có thể thực hiện đổi thẻ BHYT. Sau khi đổi thẻ BHYT mới người tham gia có thể dễ dàng đi khám chữa bệnh BHYT và hưởng các chính sách BHYT theo quy định.

Lưu ý khi đi đổi thẻ BHYT người tham gia BHYT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm có:

Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

Thẻ bảo hiểm y tế cần đổi.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

3. Hồ sơ cấp thẻ BHYT gồm những gì?


Các trường hợp mất thẻ BHYT, tham gia BHYT lần đầu, không có thẻ BHYT phải làm hồ sơ để được cấp thẻ BHYT. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Sửa đổi bổ sung bởi Khoản 11, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014) quy định hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

- Tờ khai tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia BHYT lần đầu;

- Danh sách tham gia BHYT của đối tượng quy định do người sử dụng lao động lập.

- Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

- Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.

- Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Mọi người cũng hỏi:

Câu hỏi 1: Bảo hiểm y tế là gì?

Trả lời: Bảo hiểm y tế là một loại hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia đóng một khoản tiền hàng tháng (phí bảo hiểm) để được bảo vệ khỏi các chi phí y tế trong trường hợp cần điều trị bệnh, kiểm tra sức khỏe, phẫu thuật, thuốc, và các dịch vụ y tế khác.

Câu hỏi 2: Bảo hiểm y tế bao gồm những gì?

Trả lời: Bảo hiểm y tế có thể bao gồm các dịch vụ và khoản chi phí sau:

  1. Chăm sóc y tế cơ bản: Bao gồm việc điều trị bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm, và khám bệnh.

  2. Phẫu thuật: Bảo hiểm có thể chi trả phần hoặc toàn bộ chi phí phẫu thuật dựa trên loại hợp đồng.

  3. Thuốc và điều trị: Bảo hiểm có thể bao gồm việc bồi thường cho việc mua thuốc và điều trị.

  4. Nằm viện: Bảo hiểm chi trả chi phí nằm viện, phòng, ăn, và chăm sóc y tế liên quan.

Câu hỏi 3: Lợi ích của bảo hiểm y tế là gì?

Trả lời: Bảo hiểm y tế mang lại các lợi ích sau:

  • Giảm chi phí y tế: Bảo hiểm giúp giảm bớt chi phí y tế đáng kể bằng cách chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm.

  • Truy cập chăm sóc y tế: Bảo hiểm cung cấp truy cập dễ dàng đến các dịch vụ y tế, kiểm tra sức khỏe, và điều trị khi cần.

  • Bảo vệ tài chính: Bảo hiểm bảo vệ tài chính của bạn khỏi các khoản chi phí y tế đáng kể, đặc biệt trong trường hợp bất ngờ mắc bệnh hoặc tai nạn.

  • Yên tâm và an tâm: Có bảo hiểm y tế giúp bạn có tinh thần yên tâm về khả năng chi trả chi phí y tế không mong đợi.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để mua bảo hiểm y tế?

Trả lời: Để mua bảo hiểm y tế, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  1. Nghiên cứu và so sánh: Nắm vững thông tin về các loại bảo hiểm y tế và các chính sách của các công ty bảo hiểm khác nhau.

  2. Xác định nhu cầu: Xác định những gì bạn cần từ bảo hiểm y tế, như phạm vi bảo hiểm, mức phí, và lợi ích.

  3. Lựa chọn hợp đồng: Chọn loại hợp đồng bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.

  4. Điền đơn và nộp hồ sơ: Điền đơn đăng ký mua bảo hiểm y tế và nộp hồ sơ kèm theo các tài liệu yêu cầu.

  5. Kiểm tra và ký hợp đồng: Kiểm tra kỹ hợp đồng bảo hiểm trước khi ký kết để đảm bảo hiểu rõ các điều khoản và điều kiện.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (969 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Chat Ngay Báo Giá Chat Zalo