Hiện nay, khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền ủy quyền cho người phù hợp tham gia tố tụng, người được ủy quyền cũng bị một số hạn chế nhất định( nghiệp vụ tố tụng, thu thập chứng cứ, biện luận, luận cứ, tranh tụng, tư cách pháp nhân…). Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để hiểu hơn về trường hợp không được ủy quyền tham gia tố tụng.
1. Ủy quyền trong tố tụng dân sự?
Chính là việc chủ thể ủy quyền cho một chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự. Việc ủy quyền trong tố tụng không chỉ giúp người được ủy quyền bảo vệ quyền lợi của mình trong nhiều hoàn cảnh mà còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án nhanh chóng, đúng pháp luật.
Trường hợp không được ủy quyền tham gia tố tụng
2. Người đại diện uỷ quyền bao gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Lưu ý, căn cứ vào Điều 100 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 về thủ tục đối chất khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết thì người đại diện theo uỷ quyền không thể thực hiện thủ tục này cho người được đại diện, mà đương sự phải là người trực tiếp tham gia.
3. Có thể ủy quyền tham gia tố tụng cho nhiều người không?
Hiện nay, pháp luật không cấm nên có thể ủy quyền tham gia tố tụng cho nhiều người (phạm vi ủy quyền, nội dung đã được cụ thể trong hợp đồng vì vậy dù có nhiều người tham gia thì mọi ý trí của các chủ thể cùng tham gia không được lệch hướng. Ngoài ra xuyên suốt quá trình tố tụng người được ủy quyền còn phải thông tin, trao đổi với người ủy quyền về diễn biến vụ án, tình huống pháp lý phát sinh, án phí chi phí thẩm định…) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự cũng vậy, có thể cùng lúc tham gia nhiều người( tự nguyện, hoặc có phí)
Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định những trường hợp không được ủy quyền tham gia tố tụng. Tránh việc ủy quyền cho người có mối quan hệ với đương sự đối lập về quyền lợi.
4. Các trường hợp không được nhận đại diện uỷ quyền
Căn cứ vào Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 những trường hợp sau đây không được nhận đại diện uỷ quyền:
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
5. Hệ quả pháp lý của việc không được đại diện uỷ quyền khi tham gia tố tụng
Căn cứ vào Điều 89, 90 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hệ quả pháp lý của việc không được đại diện uỷ quyền khi tham gia tố tụng:
- Trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.
- Và Toà án có thể chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về trường hợp không được ủy quyền tham gia tố tụng. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận