Trường hợp khám nghiệm tử thi

images
Trường hợp khám nghiệm tử thi

1. Căn cứ pháp lý về khi nào được khám nghiệm tử thi

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

2. Nội dung tư vấn về khi nào được khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi là một quyền quan trọng của cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, có phải mọi trường hợp đều được khám nghiệm tử thi hay không? Luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Khái niệm về khám nghiệm tử thi

Theo từ điển Hán Việt thì “tử” là chết, “thi” là thân thể. Do đó, “tử thi” có thể hiểu đơn giản là thân thể, cơ thể của người đã chết. Một người bị chết không rõ nguyên nhân hoặc có dấu hiệu tội phạm có thể phải khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân chết hoặc thủ phạm gây án. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động khám nghiệm tử thi là một hoạt động điều tra nhằm phát hiện ra dấu vết tội phạm trên thi thể nạn nhân. Việc khám nghiệm tử thi có thể thực hiện khi quan sát bề mặt bên ngoài của tử thi hoặc cũng có thể là việc mổ tử thi và khám nghiệm bên trong nội tạng của tử thi. Mục đích của việc khám nghiệm tử thi nhằm mục đích phát hiện dấu hiệu phạm tội, cách thức phạm tội, nguyên nhân chết,…

2.2. Khi nào được khám nghiệm tử thi

Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện bởi cơ quan điều tra với sự tiến hành trực tiếp của giám định viên pháp y và được thực hiện dưới sự giám sát của Viện kiểm sát cùng sự làm chứng của những người liên quan. Khám nghiệm tử thi được quy định tại điều 202 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, cụ thể như sau:

Điều 202. Khám nghiệm tử thi

1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến. Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Căn cứ theo quy định trên ta thấy, việc khám nghiệm tử thi (trong đó bao gồm mổ tử thi) được điều tra thực hiện trong quá trình điều tra khi xét thấy cần thiết để tìm ra thủ phạm. Quá trình khám nghiệm tử thi phải giám định viên pháp y tiến hành theo chỉ đạo của Điều tra viên và phải có sự giám sát của Kiểm sát viên, sau khi kết thúc quá trình khám nghiệm tử thi phải lập thành biên bản. Như vậy, không có quy định nào bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải xin ý kiến của người nhà nạn nhân trước khi thực hiện việc khám nghiệm. Chỉ trong trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo