Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Bình Chánh

Vấn đề liên quan đến ngành giáo dục luôn là những vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân. Tại Việt Nam có rất nhiều hình thức đào tạo giáo dục khác nhau, có thể kể đến như giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên... Mỗi cơ sở đào tạo có thể được thành lập theo hình thức công lập hoặc dân lập và đều phải đảm bảo phù hợp với các quy định của luật. Theo đó, thuật ngữ “giáo dục thường xuyên” được nhiều người nói tới hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đọc và nghe dường như không còn xa lạ với thuật ngữ này. Vậy trung tâm giáo dục thường xuyên huyện bình chánh như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Bình Chánh
Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Bình Chánhv

1. Giáo dục thường xuyên là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, Giáo dục thường xuyên được hiểu là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Điều 44 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:

- Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, qua phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác.

- Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

  • a) Trung tâm giáo dục thường xuyên;
  • b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
  • c) Trung tâm học tập cộng đồng;
  • d) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

- Việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như sau:

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này, trừ chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân;

b) Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện chương trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;

c) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.

- Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật Giáo dục 2019 khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.

2. Khái quát chung về trung tâm giáo dục thường xuyên

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục 2019 thì Trung tâm giáo dục thường xuyên là một trong các cơ sở giáo dục thường xuyên. Trường giáo dục thường xuyên hay Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục trong hê thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, cấp thành phố và cấp tỉnh.

Nội dung học tại trung tâm giáo dục thường xuyên được thể hiện qua chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật giáo dục thì trung tâm giáo dục thường xuyên không được thực hiện chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Giáo dục 2019, nội dung giáo dục thường xuyên được thực hiện như sau:

+ Đối với các Chương trình xóa mù chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.

+ Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thốngiáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 của Luật này, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

Giáo dục thường xuyên chính là một hệ thống gồm những loại hình thức học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Vì thế, giáo dục thường xuyên sẽ không bao hàm với giáo dục chính quy ở trong hệ thống giáo dục ban đầu. Hiểu một cách đơn giản thì giáo dục thường xuyên là giáo dục tiếp tục. Các trung tâm giáo dục thường xuyên nằm ngoài hệ thống giáo dục toàn quốc. Nhưng khi học tập tại đây, vẫn có thể lấy bằng và có giá trị như bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Có các hình thức đào tạo như hệ vừa học vừa làm, học từ xa và tự học có hướng dẫn, cụ thể:

  • Hệ vừa học vừa làm: là hình thức đào tạo khá phổ biến cho những người đang có một công việc nhất định nhưng lại mong muốn có thêm bằng cấp cho một lĩnh vực nào đó. Những người này sẽ vừa học vừa làm. Hình thức đào tạo từ 2 đến 3,5 năm. Chương trình đào tạo hoàn toàn giống như các ngành được đào tạo ở đại học chính quy. Sau khi tốt nghiệp thì được nhận bằng hệ vừa học vừa làm.
  • Học từ xa: là hình thức đào tạo cho những người có nhu cầu học tập nhưng lại không cần phải đến cơ sở giáo dục. Bằng công nghệ internet hiện đại, người ta có thể học một cách trực tuyến. Chương trình học của hình thức này cũng rất đặc thù. Có thể là các lớp online một trò một thầy hoặc nhiều học viên nhưng lại không quá đông.
  • Tự học có hướng dẫn: là hình thức học viên học tập có sự giám sát, hướng dẫn từ người có chuyên môn khác. Mục đích chính là giúp định hướng quá trình học tập cho học viên. Người hướng dẫn không can thiệp quá sâu mà chỉ đưa ra cái sườn cho người học tự học. Người học trong quá trình tự tìm hiểu có thắc mắc thì cần đến sự giúp đỡ của người hướng dẫn.
  • Phương pháp giáo dục thường xuyên:
    • Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, cotrọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
    • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.
    • Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật giáo dục năm 2019, mục tiêu của giáo dục thường xuyên là nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Mặt khác, Điều 42 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên, cụ thể bao gồm 2 nhiệm vụ như sau:

- Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.

3. Trung tâm giáo dục thường xuyên tại huyện Bình Chánh

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bình Chánh trực thuộc UBND huyện, trên cơ sở sáp nhập Trung tâm GDTX huyện và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp huyện Bình Chánh, trung tâm tọa lạc tại số 4 đường số 6 khu hành chính huyện thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống GD-ĐT và GDNN, dạy nghề của TP; có chức năng tổ chức các hoạt động GDNN, dạy nghề, GDTX trên địa bàn huyện.

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bình Chánh không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cho hơn 1200 học viên ở các bậc học với thành tích khả quan, nhiều học viên đã thi đậu vào các trường đại học và cao đẳng.

Trong những năm qua, trung tâm GDNN-GDTX huyện Bình Chánh linh động đổi mới trường lớp, cách dạy, đầu tư cho giáo viên để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người học, học viên có thể tham gia xét tuyển đại học ở bất kỳ tổ hợp môn nào.

Tập thể cán bộ, giáo viên đều được đào tạo chính quy từ các trường Đại học, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, đều có phẩm chất chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết tốt, có ý chí vượt khó, có tinh thần trách nhiệm và luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề trung tâm giáo dục thường xuyên huyện bình chánh, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về trung tâm giáo dục thường xuyên huyện bình chánh vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo