Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?

1. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự


Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

2. Độ tuổi gọi nhập ngũ hiện nay

Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?
Theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

 

3. Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?


3.1 Xử phạt vi phạm hành chính hành vi trốn nghĩa vụ quân sự
- Đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định:

Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bị xử lý như sau:

+ Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên) hoặc các trường hợp không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú… theo quy định.

- Đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

Theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

++ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

++ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ:

Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

Xem thêm: Tổng hợp các mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự 2022

3.2 Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tù đến 5 năm
Căn cứ Điều 332 Bộ luật Hình sự, người có hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:

- Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

+ Phạm tội trong thời chiến;

+ Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, tùy theo hành vi, hình thức trốn tránh nghĩa vụ quân sự, mức độ vi phạm mà người trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính theo mức phạt tương ứng. Trong trường hợp hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tù đối đa lên đến 5 năm tù giam.

Mọi người cũng hỏi:

Câu hỏi 1: Trốn nghĩa vụ quân sự là gì?

Trả lời: Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi của một cá nhân không tuân thủ quy định về phục vụ trong lực lượng quân đội của quốc gia. Trốn nghĩa vụ quân sự có thể bao gồm việc không tham gia vào dịch vụ quân sự sau khi bị triệu tập hoặc việc ẩn nấp để tránh sự triệu tập.

Câu hỏi 2: Trốn nghĩa vụ quân sự có hậu quả gì?

Trả lời: Trốn nghĩa vụ quân sự là một hành vi vi phạm pháp luật và có thể chịu các hậu quả nghiêm trọng như:

  1. Phạt tiền: Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị áp đặt phạt tiền theo quy định của pháp luật.

  2. Hình phạt tù: Trốn nghĩa vụ quân sự có thể dẫn đến án tù hoặc hình phạt tù tùy theo quy định của pháp luật trong quốc gia đó.

  3. Ghi chép tư cách quân sự: Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị ghi chép tư cách quân sự và không được công nhận là một công dân hoàn toàn trong xã hội.

  4. Hạn chế quyền lợi: Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị hạn chế quyền lợi về việc xin việc, học tập và các quyền lợi xã hội khác.

Câu hỏi 3: Có những lý do gì khiến người trốn nghĩa vụ quân sự?

Trả lời: Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể có những lý do cá nhân và bất đồng về việc tham gia dịch vụ quân sự như:

  1. Sợ hãi về nguy hiểm và cuộc sống trong quân ngũ.

  2. Không đồng tình với chiến tranh hoặc chính sách quân sự của quốc gia.

  3. Không muốn bị xa gia đình và người thân trong thời gian dài.

  4. Có lý do sức khỏe hoặc tâm lý không thể phục vụ trong quân đội.

Câu hỏi 4: Người trốn nghĩa vụ quân sự có cách nào giải quyết vấn đề?

Trả lời: Đối với người trốn nghĩa vụ quân sự, giải quyết vấn đề có thể bao gồm:

  1. Liên hệ với cơ quan quân sự: Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể liên hệ với cơ quan quân sự để thảo luận về vấn đề của mình và tìm kiếm các giải pháp phù hợp.

  2. Tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý: Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý từ luật sư để xem xét các lựa chọn và quyền lợi của họ.

  3. Thực hiện nghĩa vụ thay thế: Một số quốc gia cho phép thực hiện nghĩa vụ thay thế, trong đó người trốn nghĩa vụ quân sự có thể thay thế bằng các hình thức phục vụ công ích khác như công việc xã hội, giáo dục, hay y tế.

Lưu ý rằng việc trốn nghĩa vụ quân sự có thể vi phạm pháp luật và gây hậu quả nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề một cách hợp pháp và có trách nhiệm, người trốn nghĩa vụ quân sự nên tìm đến các cơ quan hữu trách và tư vấn pháp lý.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo