Thủ tục trích lục bản án ly hôn theo quy định

Sau khi ly hôn, việc sở hữu trích lục bản án ly hôn là vô cùng cần thiết để thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục trích lục bản án ly hôn nhằm hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành thủ tục này một cách nhanh chóng và chính xác.

Thủ tục trích lục bản án ly hôn theo quy định

Thủ tục trích lục bản án ly hôn theo quy định

1. Trích lục bản án ly hôn là gì?

Theo khoản 9 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014, trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Theo đó, trích lục bản án ly hôn có thể được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi lại nội dung của bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật và có giá trị pháp lý như bản án, quyết định ly hôn gốc, được sử dụng để chứng minh sự kiện ly hôn của vợ, chồng đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước đó.

2. Thủ tục trích lục bản án ly hôn theo quy định

Thủ tục trích lục bản án ly hôn sẽ bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin cấp trích lục tiến hành nộp hồ sơ nêu trên tại Tòa án nhân dân nơi đã giải quyết vụ việc ly hôn để được cấp trích lục bản án, quyết định ly hôn của tòa án.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Khi nhận được hồ sơ yêu cầu trích lục bản án ly hôn, cán bộ tiếp nhận đơn sẽ gửi lên Chánh án Tòa án ký duyệt, sau đó chuyển hồ sơ xuống Văn phòng. Văn phòng sẽ chuyển hồ sơ đến cán bộ lưu trữ, cán bộ lưu trữ đến kho lưu trữ tìm hồ sơ vụ án ly hôn được yêu cầu và photo bản án trình Chánh án/Phó Chánh án ký sao y.

Bước 3: 

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người có yêu cầu trích lục bản án ly hôn nộp đầy đủ hồ sơ xin trích lục bản án ly hôn, Tòa án có trách nhiệm trích lục bản án ly hôn cho người có yêu cầu.

3. Trích lục bản án ly hôn để làm gì?

Trong mọi giao dịch pháp lý, việc chứng minh tình trạng hôn nhân là rất quan trọng. Bản án ly hôn được coi là một chứng chỉ pháp lý, xác nhận cho việc độc thân của cá nhân. Đối với những người sau khi nhận bản án ly hôn chính mà đã làm mất, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề trong các hoạt động pháp lý của họ. Do đó, khi mất bản án ly hôn, người dân thường sẽ yêu cầu trích lục bản án này từ Tòa án.

Trích lục bản án ly hôn được coi là một giấy tờ pháp lý có hiệu lực thay thế cho bản án ly hôn và được sử dụng để bổ sung cho các giấy tờ như giấy xác nhận độc thân, hoặc để hoàn tất các thủ tục pháp lý như đăng ký kết hôn với một người khác, hoặc thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán tài sản, tặng cho tài sản, …Trích lục bản án ly hôn giúp cơ quan Nhà nước kiểm tra và xác nhận tình trạng hôn nhân của cá nhân đó. Từ đó, họ có thể thực hiện và hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan mà họ tham gia, giúp bảo đảm tính hợp lệ và minh bạch của các giao dịch và mối quan hệ pháp luật.

4. Ai có quyền yêu cầu trích lục bản án ly hôn?

Căn cứ Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự:

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

  1. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
  2. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
  3. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

Căn cứ Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn:

  1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
  2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
  3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Căn cứ Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của bị đơn:

  1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
  2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
  3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Căn cứ Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

  1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;

b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.

Như vậy,, những đối tượng dưới đây sẽ được quyền yêu cầu trích lục bản án ly hôn:

  • Nguyên đơn tranh chấp ly hôn là vợ hoặc chồng, là người trực tiếp nộp đơn ly hôn đơn phương.
  • Bị đơn trong tranh chấp ly hôn là vợ hoặc chồng bị kiện đòi ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp ly hôn. Mặc dù là người không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người này.

5. Thẩm quyền trích lục bản án ly hôn 

Theo quy định của Điều 269 trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc cấp trích lục bản án và giao, gửi bản án được thực hiện như sau: Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản án và quyết định về việc ly hôn. Ngoài ra, Tòa án nhân dân nơi đã giải quyết vụ án ly hôn đã lưu trữ những hồ sơ vụ án ly hôn cần thiết. Như vậy, thẩm quyền trích lục bản án hôn thuộc về Tòa án nhân dân nơi đã giải quyết vụ án ly hôn.

Theo Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn được xác định cụ thể theo các trường hợp sau:

  • Trường hợp không có yếu tố nước ngoài, nếu hai bên thỏa thuận về việc nộp đơn, người nộp đơn có thể nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của người muốn ly hôn. Trong trường hợp không có thỏa thuận, người nộp đơn cũng nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng tại nơi cư trú hoặc làm việc của người còn lại.
  • Trường hợp có yếu tố nước ngoài, nếu hai bên thoả thuận thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú hoặc làm việc của người muốn ly hôn. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận, đơn phải được nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tại nơi cư trú hoặc làm việc của người còn lại.
  • Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới, đơn phải được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

6. Lệ phí trích lục bản án ly hôn

Lệ phí trích lục bản án ly hôn

Lệ phí trích lục bản án ly hôn

Tại Danh mục Lệ phí Tòa án trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì khi cá nhân yêu cầu trích lục bản án ly hôn phải nộp 300.000 đồng và nếu có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án thì lệ phí là 1.500 đồng/trang A4.

7. Câu hỏi thường gặp 

Có thể nhờ người khác xin trích lục bản án ly hôn không?

Có. Nếu đương sự không thể tự mình làm thủ tục xin trích lục thì có thể nhờ người khác thực hiện thay sau khi làm thủ tục ủy quyền tại các Văn phòng Công chứng theo quy định của pháp luật.

Có cần phải có luật sư khi thực hiện thủ tục trích lục bản án ly hôn hay không?

Không. Không bắt buộc phải có luật sư khi thực hiện thủ tục trích lục bản án ly hôn, nhưng người có yêu cầu thực hiện thủ tục này nên tham khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình.

Trích lục bản án ly hôn có thể được sử dụng trong quá trình thừa kế tài sản không?

Có thể. Trích lục bản án ly hôn có thể được sử dụng để xác nhận tình trạng hôn nhân và quyền lợi thừa kế tài sản của bên liên quan.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục trích lục bản án ly hôn theo quy định. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo