1.Quy định về hộ gia đình sử dụng đất

Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Đang sống cùng nhau tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Có chung quyền sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua các hình thức: cùng nhau tạo lập, cùng đóng góp, nhận tặng cho chung…
2.Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Thừa kế di sản là quyền sử dụng đất trong quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình.
Mâu thuẫn gia đình dẫn đến việc phân chia quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Phân chia quyền sử dụng đất của hộ gia đình sau ly hôn giữa vợ và chồng.
3.Hướng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Các bên trong tranh chấp tự tiến hành hòa giải và thỏa thuận phân chia cho phù hợp để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp không thể tự hòa giải thì các bên cần gửi đơn yêu cầu đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất để UBND cấp xã tiến hành hòa giải.
Trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp có thể gửi đơn yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
4.Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013: Tòa án nhân dân giải quyết
Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền thuộc về:
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
Hoặc Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).
Bước 1: Hòa giải tại UBND cấp xã
Trường hợp hòa giải thành: kết thúc tranh chấp.
Trường hợp hòa giải không thành: các bên có thể khởi kiện ra Tòa hoặc yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu, đơn khởi kiện
Trường hợp giải quyết bằng thủ tục khởi kiện: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp giải quyết bằng thủ tục khiếu nại: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
Bước 3: Thụ lý và giải quyết vụ án
Trường hợp giải quyết bằng thủ tục khởi kiện: Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thụ lý vụ án và giải quyết theo đúng trình tự pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp giải quyết bằng thủ tục khiếu nại: Chủ tịch UBND giao cho cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh nội dung đơn yêu cầu, tổ chức hòa giải và ra quyết định giải quyết hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận