Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Trong giao dịch dân sự tranh chấp hợp đồng thường xuyên xảy ra, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dựa trên nhiều nguyên tắc. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở.

Phụ Lục Hợp đồng Mua Bán

1. Quy định về Hợp đồng? 

Điều 385 Bộ luật Dân sự quy định Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan

2.Thế nào là Tranh chấp hợp đồng?

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng

3.Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng

  • Phát sinh dựa trên hợp đồng, trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
  • Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
  • Có hành vi gây thiệt hại (thể hiện bằng hành động hoặc không hành động)
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra,
    Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
    Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại thực tế, tức là nguyên nhân được xác định là do diễn ra hành vi vi phạm hợp đồng. Hậu quả dẫn đến các thiệt hại về vật chất diễn ra. Giữa nguyên nhân và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau.

4. Điều kiện để nhà ở được phép mua bán.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Căn cứ theo Điều 118 Luật nhà ở 2014, việc mua bán nhà ở phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, phải có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này (trừ một số trường hợp đặc biệt được làm rõ trong phần dưới đây);
  • Thứ hai, không thuộc diện đang có tranh chấp khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu, đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp nhà ở sở hữu có thời hạn.
  • Thứ ba, không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thứ tư, không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

5.Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp

Có nhiều trường hợp khác nhau dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất. Tuy nhiên, thường xảy ra nhất là các trường hợp sau:

  • Chủ sở hữu nhà đột tử trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhà.
  • Bên bán nhà tự ý tăng giá bán so với thời điểm thỏa thuận trước đó.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà chung cư khi người được ủy quyền không được ủy quyền hợp lệ để tiến hành giao dịch bán nhà.
  • Chủ sở hữu nhà đã hoàn tất thủ tục bán nhà với bên mua nhà nhưng người thuê nhà không chịu bàn giao và dọn nhà đi nơi khác.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà vì một trong hai bên (bên bán hoặc bên mua) đơn phương hủy thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà.
  • Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà cho người mua và tự ý thay đổi thiết kế nhà.
  • Bên bán nhà không đảm bảo được quyền sở hữu nhà ở như nội dung trong hợp đồng.
  • Trường hợp nhà mang đi bán vẫn trong diện thế chấp ngân hàng.
  • Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà trong trường hợp bên bán nhà lấy cắp giấy tờ nhà để đem đi bán.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà do chồng hoặc vợ tự ý bán nhà là tài sản thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng mà không được sự chấp thuận của bên còn lại.
  • Trường hợp bán nhà mà người bán không phải là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà (không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

6.Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Thương lượng, hòa giải: Khi ký kết hợp đồng các bên có quyền tự định đoạt thì khi xảy ra tranh chấp các bên vẫn có quyền tự định đoạt để giải quyết tranh chấp đó. Quyền tự do định đoạt khi giải quyết tranh chấp thể hiện ở việc các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
    Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.
    Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
  • Thứ hai, giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng việc hòa giải ở cơ sở thông qua hòa giải viên hoặc hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.Theo Luật Đất đai năm 2013 thì một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai là việc giải quyết tranh chấp đất đai, khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Hòa giải là nguyên tắc, cách thức trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp. Trong đó, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở (quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở). Cơ sở được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Theo đó, khi có căn cứ tiến hành hòa giải (Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải; hoặc theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan) thì hòa giải ở cơ sở được tiến hành.Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên không thương lượng, tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Phương thức khởi kiện ra tòa án: Có thể nói đây là phường thức tốn kém nhất, nhưng đạt được hiệu quả cao nhất.Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.Các bên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện quyết định của Tòa án nếu không sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án.

Nếu lựa chọn phương thức này bạn phải chú ý đến Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, theo đó: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Mọi người cần nắm vững các quy định này để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được thế nào làTranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết cụ thể hơn như Tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất  Giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất của chúng tôi. Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn về hợp đồng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (851 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo