Trước đây, một số nội dung cơ bản của luật an sinh xã hội được gộp vào chương trình của luật lao động, trong thực tế, tranh chấp an sinh xã hội vẫn tồn tại nhưng các tranh chấp này không được gọi là “tranh chấp an sinh xã hội”.
1. Những vấn đề chung về tranh chấp an sinh xã hội
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường quan tâm tới những vấn đề của cuộc sống. Con người sinh ra, trưởng thành, tham gia vào quá trình lao động xã hội để cống hiến sức lực, trí tuệ và hưởng thụ những thành quả do lao động cũng như do xã hội mang lại.
Sống trong một cộng đồng dân cư nào cũng vậy, với những mức độ khác nhau tuỳ thuộc hoàn cảnh kinh tế-xã hội chi phối, sự quan tâm lẫn nhau giữa con người là một tất yếu.
Và sự quan tâm đó có thể biểu hiện dưới những hình thức khác nhau, trong đó có an sinh xã hội. Từ lâu, an sinh xã hội mà một số nội dung quan trọng của nó là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đã được đưa vào thực hiện ở Việt Nam.
Các chế độ đó đã góp phần khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của những đối tượng hưởng chính sách xã hội và khẳng định quan điểm và việc làm đúng đắn của Nhà nước trong việc triển khai hệ thống chính sách xã hội trong các giai đoạn khác nhau của sự phát triển kinh tế-xã hội.
Mặc dù vậy, có những ý kiến khóc cho rằng, những chế độ này mới chỉ phản ảnh được một phần, cho dự quan trọng bậc nhất của an sinh xó hội. Những vấn đề khóc như hỗ trợ người dõn trong cỏc chương trỡnh kinh tế, xó hội, y tế, giỏo dục…đề thuộc phạm trự an sinh xó hội.
Nhưng trong quá trình tổ chức và thực hiện các chính sách xã hội nói chung và các chế độ an sinh xã hội nói riêng đã bộc lộ những vấn đề cần được tháo gỡ và khắc phục. Trong thực tiễn, đã xuất hiện các tranh chấp an sinh xã hội.
Các vụ việc tranh chấp, do những nguyên nhân khác nhau, mặc dù chưa được đưa ra toà án giải quyết nhưng đã cho thấy đó là một vấn đề cần quan tâm giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc nghiên cứu nhận dạng hình thức, nội dung, bản chất của tranh chấp an sinh xã hội và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội đó là nhiệm vụ rất quan trọng.
2. Định nghĩa tranh chấp an sinh xã hội
Hiện nay chưa có tài liệu nào cắt nghĩa một cách đầy đủ như thế nào là tranh chấp an sinh xã hội. Trong suốt mấy thập kỷ ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam, thuật ngữ “tranh chấp an sinh xã hội” hầu như chưa được nhắc đến trong các văn kiện của Nhà nước nói chung và trong hệ thống các quy định của luật lao động nói riêng.
Trước đây, một số nội dung cơ bản của luật an sinh xã hội được gộp vào chương trình của luật lao động. Trong thực tế, tranh chấp an sinh xã hội vẫn tồn tại nhưng các tranh chấp này không được gọi là “tranh chấp an sinh xã hội”.
Sở dĩ trong thực tiễn pháp luật Việt Nam không tồn tại khái niệm tranh chấp an sinh xã hội là do nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Về phương diện quyền lực nhà nước, các nhà lập pháp từ trước đến nay chưa bàn đến vấn đề này, bởi lẽ suốt mấy chục lăn tồn tại trong cơ chế tập trung-bao cấp, vấn đề an sinh xã hội là một trong những nội dung của luật lao động nhưng lại tồn tại dưới dạng các chế độ do Nhà nước bảo đảm.
Vì quan niệm được “bảo trợ nên không xảy ra tranh chấp (theo đúng nghĩa của từ này) giữa Nhà nước – “người bảo trợ và các công dân – “người được bảo trợ”. Do đó, các văn bản pháp luật trong thời kỳ này không đề cập đến “tranh chấp”.
Thực tế, các bất động của công dân đối với Nhà nước trong linh vực an sinh xã hội cũng như trong lĩnh vực lao động hầu như chỉ được đề cập dưới dạng các “khiếu nại, tố cáo”.
Biểu hiện rõ nét của chế độ bao cấp là việc Nhà nước “cấp phát”, phân phối vật chất (thông qua tem, phiếu, lệnh…) đã tạo cho người dân một lối tư duy là họ đang được hưởng các chế độ của Nhà nước như một đặc ân. Không ai có thể “tranh chấp” với Nhà nước, thực tế những tranh chấp với Nhà nước đã không có, ngay cả trong tiềm thức người dân.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, việc đảm bảo an toàn đời sống của người dân càng là vấn đề cần được quan tâm. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, với việc phát triển của các hình thức sở hữu, với tốc độ của sự phân hoá giàu nghèo, trước yêu cầu xây dựng xã hội phát triển hiện đại, an toàn và bền vững, an sinh xã hội càng trở nên bức xúc.
Khi sự hiểu biết của người dân được nâng lên do học vấn hoặc sự trợ giúp ngoại cảnh thì ý thức về quyền lợi thiết thân, trong đó có các quyền lợi được trợ giúp và đảm bảo phúc lợi của Nhà nước và cộng đồng càng được họ tôn trọng và được tìm mọi cách để bảo vệ, cải thiện và nâng cao.
Theo xu hướng chung, chế độ phúc lợi và sự đảm bảo xã hội càng ngày càng được quan tâm hơn. Bởi vì, đó chính là một trong những chính sách mục tiêu của Nhà nước đối với các vấn đề kinh tế-xã hội căn bản trong xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ về an sinh xã hội giữa các bên không thể tránh khỏi những bất đồng, cả trên phương diện thủ tục và nội dung.
– Trong lĩnh vực học thuật, tranh chấp an sinh xã hội chưa được quan tâm nghiên cứu. Thực tế là chưa có công trình khoa học nào định nghĩa và lý giải về tranh chấp an sinh xã hội.
Vấn đề này gần như không “tồn tại”, không có trong danh mục” ý thức xã hội nói chung và trong các đề tài khoa học nói riêng.
Gần đây, vấn đề an sinh xã hội đã thu hút được một số nhà khoa học kinh tế, xã hội và khoa học pháp lý nghiên cứu. Theo đó tranh chấp an sinh xã hội cũng được đặt ra như là vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những gợi mở ban đầu.
Trên thế giới, an sinh xã hội đã được đề cập và được thực hiện từ khá lâu, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển, tranh chấp an sinh xã hội là một trong những đề tài được bàn luận khá nhiều. Thậm chí, an sinh xã hội và tranh chấp an sinh xã hội không chỉ trở thành vấn đề mang tính cộng đồng mà còn là vấn đề được “tư nhân hoá” trong thực hiện.
Ở Việt Nam, các bên trong tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu bao gồm những người có quyền hưởng an sinh xã hội và những người thực hiện các quy định về an sinh xã hội.
Bên thụ hưởng chế độ, quyền lợi về an sinh xã hội là những đối tượng khác nhau. Họ có thể là người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thân nhân của gia đình liệt sỹ, thương binh và thân nhân của thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đối tượng chính sách xã hội khác.
Đặc điểm của bên thụ hưởng chế độ an sinh xã hội là ở chỗ họ phải đáp ứng những điều kiện hưởng chế độ chính sách mà không phải ở chỗ có đủ điều kiện về năng lực chủ thể như các quan hệ pháp luật khác. Một người được hưởng chế độ trợ giúp xã hội có thể là người có đủ khả năng lao động, thậm chí là người đã có khả năng kinh tế nhưng gặp rủi ro, rơi vào tình trạng cần cứu trợ.
Nếu một người lao động muốn được hưởng chế độ hưu trí thì buộc phải có đủ các điều kiện do Nhà nước quy định về tuổi đời, số năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc những điều kiện riêng khác…
Bên thực hiện chính sách, chế độ an sinh xã hội có thể là Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ thực thi chính sách an sinh xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu bước đầu, theo nghĩa hẹp, có thể đưa ra khái niệm: Tranh chấp an sinh xã hội là sự xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ an sinh xã hội (bao gồm người tham gia, người thụ hưởng và người giải quyết chế độ an sinh xã hội) về việc thực thi các chính sách, chế độ an sinh xã hội bao gồm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội.
Các tranh chấp an sinh xã hội có phạm vi tương đối rộng và thể hiện dưới những hình thức khác nhau, gồm các khiếu nại, tố cáo và các hình thức bất đồng, xung đột khác, được một trong các bên hoặt tất cả các bên đưa ra và yêu cầu giải quyết thông qua đơn, thư, văn bản… với nội dung có thể nhận biết, đánh giá được các yêu cầu đó.
3. Đặc điểm của tranh chấp an sinh xã hội
Tranh chấp an sinh xã hội có những đặc điểm cả về khía cạnh xã hội, kinh tế và pháp lý. Những đặc điểm đó có thể nêu ra bao gồm: Tranh chấp an sinh xã hội là loại tranh chấp mang tính xã hội sâu sắc; các tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu là các tranh chấp về giải quyết chế độ chính sách, tức là những xung đột liên quan tới quyền lợi kinh tế và các tranh chấp về an sinh xã hội chủ yếu là tranh chấp về việc thực hiện chính sách, chế độ do Nhà nước, các tổ chức quy định.
Tranh chấp an sinh xã hội là loại tranh chấp mang tính xã hội sâu sắc
Tranh chấp an sinh xã hội là loại tranh chấp trước hết mang tính xã hội. Tranh chấp này liên quan đến quyền được bảo đảm về mặt xã hội đối với sự gián đoạn hoặc giảm sút hoặc mất thu nhập, cũng như sự đảm bảo về mặt đời sống của người dân trong xã hội.
Về khía cạnh chủ thể, những người được đảm bảo đó, trước hết và chủ yếu là công dân của quốc gia nước sở tại. Sự bảo đảm đó có thể được thực hiện dưới dạng một sự cứu giúp, sự đảm bảo, sự phân phối phúc lợi xã hội cho một số người có hoàn cảnh đặc biệt trong cộng đồng dân cư.
Tranh chấp an sinh xã hội liên quan đến quan hệ con người với con người. Hơn thế nữa, nó còn thể hiện khía cạnh nhân đạo, nhân văn rõ nét, bởi vì các chính sách, chế độ an sinh xã hội đều gắn liền với mục đích khắc phục khó khăn, cải thiện và nâng cao đời sống của người thụ hưởng.
Giả sử có một tranh chấp về hưu trí, trong đó, cơ quan thực hiện việc đảm bảo chế độ hưu trí cho một người lao động đã nghỉ hưu thì đối tượng của tranh chấp, chủ thể của tranh chấp rõ ràng mang tính xã hội.
– Khía cạnh xã hội khác mà tranh chấp an sinh xã hội thể hiện là ở điểm đặc thù của các đối tượng hưởng các chế độ an sinh xã hội. Các đối tượng này gồm:
– Người lao động bị ốm đau hoặc trong trường hợp thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Người lao động nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động | hoặc nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí;
– Thân nhân có đủ điều kiện của người lao động hưởng chế độ tử tuất khi người lao động đó bị chết trong những trường hợp pháp luật đã quy định;
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động cần điều dưỡng để phục hồi sức khoẻ, tăng cường khả năng lao động;
– Những người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng:
– Những người bị lâm vào những trường hợp khó khăn trong đời sống do thiên tai, địch hoạ, bệnh tật và những rủi ro khác do quá trình làm việc và sinh hoạt gây nên như nhân dân vùng bão lụt, hạn hán, người bị tật nguyền, bị tai nạn, bị mắc bệnh hiểm nghèo không có điều kiện kinh tế để chữa chay (như nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân chiến tranh…) và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật (những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS, mại dâm không có nơi cư trú nhất định).
Tính xã hội của các tranh chấp an sinh xã hội không chỉ dừng lại ở tính nhân văn, nhân đạo mà còn liên quan đến vấn đề văn hoá, truyền thống của một quốc gia và cũng đồng thời có tính du nhập, thích ứng từ phía bên ngoài.
Ví dụ, chế độ an sinh áp dụng đối với người có công với cách mạng là một chế độ mang tính chất truyền thống xã hội đặc biệt của Việt Nam. Đó là sự cụ thể hoá truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đối với những người có công, các gia đình có công với cách mạng trong các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, một dân tộc phải kinh qua nhiều cuộc kháng chiến từ khi dựng nước, với nhiều thế hệ phải hy sinh, thiệt thòi.
Bên cạnh đó, các chế độ bảo hiểm xã hội được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở học tập, đúc rút kinh nghiệm từ các nước khác mà đầu tiên là học tập từ hệ thố ảo hiểm xã hội của Liên Xô (cũ). Chính vì đặc điểm này của an sinh xã hội dẫn đến các tranh chấp an sinh xã hội cũng mang theo nó những sắc thái ấy.
Do đó, khi thiết lập cơ chế giải quyết cũng như khi tiến hành giải quyết cần phải có những sự cân nhắc nhằm đảm bảo thể hiện được bản chất của an sinh xã hội.
Các tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu là các tranh chấp liên quan tới quyền lợi vật chất
Các quyền lợi vật chất trong lĩnh vực an sinh xã hội như lương, trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tại nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau, trợ cấp tử tuất và các chế độ trợ giúp khác. Các khoản đó đều được thể hiện rõ bằng tiền hoặc bằng các hiện vật có giá trị nhất định.
Đó là những quyền lợi có tính chất thiết thân, chủ yếu là để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của người được thụ hưởng, vừa có tác dụng hỗ trợ cho họ khắc phục những khó khăn do tình trạng sức khoẻ giảm sút mang lại hoặc những rủi ro gặp phải trong cuộc sống.
Các tranh chấp về an sinh xã hội chủ yếu là tranh chấp về việc thực hiện chính sách, chế độ do Nhà nước quy định
Trước đây, các quyền lợi an sinh xã hội mà chủ yếu là bảo hiểm xã hội, đều do Nhà nước quy định và tự mình thực hiện đối với “công nhân-viên chức” làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người dân, các nội dung của bảo hiểm xã hội tỏ ra không bao phủ hết các thành viên xã hội, những người cần được cộng đồng bảo vệ.
Vì vậy, Nhà nước đã dần dần mở rộng hệ thống các chính sách xã hội, trong đó chú trọng đến chính sách an sinh xã hội. Việc quy định của Nhà nước là việc làm cần thiết dựa trên các điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống, văn hoá, yêu cầu hội nhập và phát triển…
Việc làm đó của Nhà nước là chính đáng và có sự cân nhắc, tính toán một cách tổng thể các nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của xã hội. Các chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ra đời có giá trị như những quy tắc bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân.
Chính sách an sinh xã hội ra đời có thể được chấp nhận hoặc không nhận được sự đồng tình của người dân nhưng không thể tạo nên “tranh chấp giữa Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực này.
Chỉ đến khi các chính sách, pháp luật về an sinh xã hội đó được đưa vào thực thi thì nó mới có thể gây nên các tranh chấp trong các quan hệ cụ thể.
Như vậy, các tranh chấp an sinh xã hội chỉ chủ yếu xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các chế độ chính sách do Nhà nước quy định.
Nội dung bài viết:
Bình luận