Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ra những hậu quả khôn lường. Vì thế, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng từng cá nhân mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội, ngay cả những học sinh, sinh viên còn đi học. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ môi trường.
1. Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Là sinh viên để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp các bạn cần thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường tại trường học, ký túc xá, địa phương…
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
- Lên án, tố cáo và chống lại những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Tham gia vào các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường tại địa phương mình sống. Điều này sẽ lan tỏa những tích cực đến mọi người xung quanh
2. Sinh viên cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Vậy sinh viên cần làm gì để bảo vệ môi trường sống? Cùng tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!
2.1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên trường
Điều thứ 4 trong 5 điều Bác Hồ dạy là “giữ gìn vệ sinh thật tốt” là muốn nói rằng, mỗi cá nhân chúng ta cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh chúng ta, dọn dẹp lớp học, sân trường. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trường sống.
2.2. Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định
Với thắc mắc sinh viên cần làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi là một đáp án thích hợp. Bởi vì một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ việc xả rác bừa bãi. Nếu như ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên được nâng cao thì sẽ cải thiện được vấn đề.
2.3. Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa
Túi nilon và đồ nhựa là 2 thứ mà con người sử dụng nhiều. Với khả năng cực kỳ khó phân hủy, chúng sẽ mãi tồn tại và mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy được. Nếu chôn chúng dưới đất thì sẽ làm cản trở sự sống của sinh vật dưới đất và khiến nguồn nước ngầm của con người bị ô nhiễm. Chúng ta có thể hạn chế sử dụng túi nilon và đồ nhựa, mà thay vào đó là các vật dụng như túi vải, bình nước giữ nhiệt bằng sắt hoặc thủy tinh… Bởi nó có thể dùng đi dùng lại được nhiều lần.
2.4. Tiết kiệm điện nước để bảo vệ trái đất xanh
Việc tiết kiệm điện nước sẽ giúp bảo vệ trái đất xanh nhờ giảm sự tiêu hao nguồn năng lượng tự nhiên. Để thực hiện được điều này, mỗi người cần thực hiện như sau:
- Đối với nguồn nước: Tránh lạm dụng và xả nước bừa bãi, chỉ nên sử dụng nước vừa đủ dùng cho sinh hoạt và luôn khóa chặt vòi sau khi sử dụng.
- Đối với nguồn điện năng: Ra vào cần đóng tất cả cửa sổ và tắt hết các thiết bị điện như bóng đèn, máy quạt… Chỉ nên sử dụng điện khi thực sự cần thiết.
2.5. Trồng cây gây rừng tại trường học, địa phương
Một trong những cách có thể cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường chính là trồng cây gây rừng. Việc này sẽ tạo thêm những màu xanh cho Trái Đất, giúp lá phổi của Trái Đất ngày càng mở rộng, tạo bầu không khí của Trái Đất trong lành hơn và ngăn ngừa thiên tai.
Việc chặt phá cây rừng sẽ khiến cho Trái Đất thiếu nơi hấp thụ khí CO2 và còn gây ra hiện tượng xói mòn đất gia tăng.
Chính vì thế, tích cực tham gia các hoạt động trồng cây, dọn dẹp vệ sinh và bảo vệ cây trong trường lớp, vệ sinh. Hãy cùng nhau chung tay góp sức để cho môi trường khu vực và địa phương trong sạch hơn.
2.6. Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
Tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh dưới nhiều hình thức khác nhau do phường, trường hay các hoạt động xã hội tổ chức.
Tham gia các phong trào, hoạt động liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường sẽ giúp bạn có cơ hội hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức, làm gương cho các bạn nhỏ có thể tiếp thu được những việc làm tốt đẹp.
2.7. Lên án những hành vi phá hoại môi trường
Chúng ta nên có những hành động lên án, báo cáo cho chính quyền địa phương về các hành động phá hoại môi trường như: xả rác bừa bãi, bẻ cành cây, bán động vật hoang dã…
Để bảo vệ môi trường, mọi người cần chung tay để cải thiện lại môi trường của chúng ta. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai, là ngôi nhà chung của mọi người.
3. Vai trò của sinh viên trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Vai trò của sinh viên trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã được cụ thể bằng các hành động sau:
- Nâng cao ý thức và chấp hành đúng mọi quy định về bảo vệ thiên nhiên hoang dã theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục đến mọi người xung quanh để mọi người hiểu biết. Từ đó có ý thức và các hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
- Tuyên truyền người thân, bạn bè, hàng xóm cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Trách nhiệm sinh viên trong bảo vệ môi trường do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận