Việc cập nhật các nội dung, quy định và các thông tin về lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những điều cần thiết. Bởi lẽ, sở hữu trí tuệ là kết quả của một quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định trong việc nghiên cứu. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý đọc giả thông tin về Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án về Luật Sở hữu Trí tuệ chi tiết.
![So-Huu-tri-tue](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2021/01/So-Huu-tri-tue.png)
Câu hỏi 1: Quyền sở hữu trí tuệ có được đề cập đến trong Hiến pháp hiện hành không?
a. Không
b. Có
Đáp án: Có. Theo Khoản 2 Điều 62 Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Câu hỏi 2: Một phương pháp chế biến chả cá có thể là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nào sau đây?
a. Tác phẩm
b. Sáng chế
c. Cuộc biểu diễn
d. Tên thương mại
Đáp án: Sáng chế
Câu hỏi 3: Kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ bằng…
a. Quyền tác giả
b. Quyền sở hữu công nghiệp
c. Quyền đối với giống cây trồng
d. Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Đáp án: Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Câu hỏi 4: Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ bằng quyền sở hữu công nghiệp?
a. Sáng chế
b. Chương trình phát sóng
c. Tên thương mại
d. Bí mật kinh doanh
Đáp án: Chương trình phát sóng
Câu hỏi 5: Đối tượng nào sau đây không bị giới hạn về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
a. Sáng chế
b. Kiểu dáng công nghiệp
c. Tác phẩm
d. Chỉ dẫn địa lý
Đáp án: Chỉ dẫn địa lý
Câu hỏi 6: Dấu hiệu © có liên quan đến…
a. Quyền đối với giống cây trồng
b. Quyền tác giả
c. Quyền sở hữu công nghiệp
d. Quyền liên quan đến quyền tác giả
Đáp án: Quyền tác giả
Câu hỏi 7 Dấu hiệu ® thường được sử dụng để chỉ…
a. Một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
b. một tác phẩm đã được đăng ký bảo hộ.
c. một sáng chế đã được đăng ký bảo hộ.
d. một bản ghi âm đã được đăng ký bảo hộ.
Đáp án: một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Câu hỏi 8: Quyền nào trong số các quyền sau đây thuộc quyền sở hữu trí tuệ?
a. Quyền đối với bí mật thư tín
b. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
c. Quyền liên quan
d. Quyền được hưởng tiền thù lao cho hoạt động sáng tạo
Đáp án: Quyền liên quan. Theo khoản 1 Điều 4 Luật SHTT, quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (được gọi tắt là “quyền liên quan”), quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Câu hỏi 9: Quyền nào trong số các quyền sau đây không phải là quyền sở hữu trí tuệ?
a. Quyền tự do nghiên cứu sáng tạo
b. Quyền liên quan đến quyền tác giả
c. Quyền đối với giống cây trồng
d. Quyền sở hữu công nghiệp
Đáp án: Quyền tự do nghiên cứu sáng tạo
Câu hỏi 10: Mọi sáng tạo của con người đều được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án: Sai. Chỉ có sáng tạo thuộc các đối tượng quyền SHTT theo Điều 3 Luật SHTT mới được bảo hộ quyền SHTT. Trên thực tế, có nhiều đối tượng nằm bên ngoài các đối tượng đó, ví dụ: các sáng kiến đổi mới về quản lý sản xuất, về quản lý nhân sự, văn hóa doanh nghiệp…
Câu hỏi 11: Chương trình máy tính được bảo hộ như loại tác phẩm nào dưới đây?
a. Tác phẩm điện ảnh
b. Tác phẩm nhiếp ảnh
c. Tác phẩm văn học
d. Tác phẩm mỹ thuật công nghiệp
Đáp án: Tác phẩm văn học
Câu hỏi 12: Tác phẩm nào sau đây có thể không được bảo vệ quyền tác giả?
a. Tác phẩm chưa được đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
b. Tác phẩm văn học sử dụng ngôn ngữ ít người đọc hiểu được ở Việt Nam.
c. Tác phẩm không được công bố trong thời hạn 50 năm kể từ khi sáng tác.
d. Tác phẩm có nội dung đồi trụy.
Đáp án: Tác phẩm có nội dung đồi trụy. Theo khoản 1 Điều 8 Luật SHTT, đối tượng trái với đạo đức xã hội, có hại cho quốc phòng, an ninh sẽ không được bảo hộ quyền SHTT.
Câu hỏi 13: Tần đã thiết kế một mẫu xe hơi mới cho Công ty Ô-tô Trường Hải. Công ty đã xây dựng mô hình của mẫu xe đó bằng gỗ nhẹ và công bố trên báo đài. Nhận định nào dưới đây là phù hợp về quyền tác giả đối với mô hình xe trên?
a. Mô hình đó không được bảo hộ vì đó là kiểu dáng công nghiệp và đối tượng này không được bảo hộ bằng quyền tác giả.
b. Mô hình đó không phải là một tác phẩm mỹ thuật.
c. Mô hình đó được bảo hộ quyền tác giả với danh nghĩa là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
d. Do chỉ là một khung gỗ, không phải là mô hình xe thật, nên mô hình đó không được bảo hộ quyền tác giả.
Đáp án: Mô hình đó được bảo hộ quyền tác giả với danh nghĩa là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Câu hỏi 14: Một tác phẩm dở dang, chưa hoàn chỉnh không được bảo hộ quyền tác giả.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án: Sai, theo khoản 1 Điều 6 Luật SHTT, quyền tác giả phát sinh không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng của tác phẩm.
Câu hỏi 15: Quyền tác giả phát sinh không phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?
a. Điều kiện về khả năng áp dụng trong thực tế của tác phẩm
b. Điều kiện về tính nguyên gốc của tác phẩm
c. Điều kiện về tính định hình của tác phẩm
Đáp án: Điều kiện về khả năng áp dụng trong thực tế của tác phẩm
Câu hỏi 16: Một khái niệm mới được phát hiện ra và được đưa vào lý giải trong một bài báo khoa học có thể được bảo vệ quyền tác giả.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án: Sai. Theo Điều 15.3 Luật SHTT, khái niệm không được bảo hộ quyền tác giả.
Câu hỏi 17: Nguyên tắc nào theo đó quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào?
a. Nguyên tắc ưu tiên
b. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
c. Nguyên tắc bảo hộ độc lập
d. Nguyên tắc bảo hộ tự động
Đáp án: Nguyên tắc bảo hộ tự động
Trên đây là nội dung về Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án về Luật Sở hữu Trí tuệ chi tiết. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận