Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Phòng, chống tham nhũng

Việc cập nhật các thông tin, nội dung trong các vấn đề liên quan đến tham nhung là điều cần thiết, đã và đang được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, tham nhũng đe dọa sự ổn định chính trị, tham nhũng và những tác động của nó được ví như dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể chế chính trị nào và hành vi này đáng bị xã hội tẩy chay, lên án. Tại Việt Nam hành vi tham nhung được quy định thành một đạo luật riêng, đó là Luật Phòng, chống tham nhũng. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Phòng, chống tham nhũng.

luat-phong-chong-tham-nhung-qua-cac-thoi-ky
Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Phòng, chống tham nhũng

Câu 1: Thế nào là tham nhũng?

A) Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

B) Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

C) Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

D) Tham nhũng là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Đáp án C (Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 2: Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?

A) Công dân chỉ có quyền phát hiện nhà báo tin về hành vi tham nhũng.

B) Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

C) Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

D) Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Đáp án D (Khoản 1 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 3: Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao nhiêu năm?

A) Từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

B) Từ đủ 03 năm đến 06 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

(119 danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi từ năm 2019)

C) Từ đủ 02 năm đến 04 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

D) Từ đủ 04 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Đáp án A (Khoản 2 Điều 25 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 4: Những người nào có nghĩa vụ kê khai tài sản?’

(Slide bài giảng tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng)

A) Cán bộ, công chức nhà nước.

B) Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

C) Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

D) Cả ba phương án trên

Đáp án D (Điều 34 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 5: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí những người nào dưới đây giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

A) Vợ hoặc chồng.

B) Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột.

C) Bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột.

D) Con, anh, chị, em ruột

Đáp án B (Khoản 3 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

(Nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021)

Câu 6: Có bao nhiêu hình thức công khai về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

A) 5 hình thức.

B) 6 hình thức.

C) 7 hình thức.

D) 8 hình thức.

Đáp án D (Khoản 1 Điều 11 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 7. Chọn đáp án đúng

a. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng.

b. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

c. Tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

d. Tất cả đáp án trên

Đáp án B Căn cứ Khoản 1 Điều 65 Luật PCTN

Câu 8: Thế nào là vụ lợi.

A) Vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham nhũng.

B) Vụ lợi là việc công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

C) Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

D) Vụ lợi là hành vi lợi dụng chức vụ,h quyền hạn đó để tham nhũng.

Đáp án C (Khoản 7 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018)

(So sánh Luật Phòng chống tham nhũng 2018 với Luật Phòng chống tham nhũng 2005)

Câu 9: Luật Phòng chống tham nhũng quy định việc tặng quà của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn như thế nào?

A) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

B) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn tuyệt đối không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng,

C) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng.

D) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, vì mục đích thừ thiện.

Đáp án A (Khoản 1 Điều 22 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 10: Luật Phòng chống tham nhũng quy định việc nhận quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn như thế nào?

A) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

B) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được trực tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

C) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

D) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Đáp án D (Khoản 2 Điều 22 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).

Trên đây là nội dung về Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Phòng, chống tham nhũngMong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo