Hướng dẫn cách tra cứu tờ khai thuế đã nộp qua mạng với chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể tra cứu danh sách tờ khai thuế đã nộp trên hệ thống nhận tờ khai, hay là thuế điện tử. Từ đó có thể xác định được mình đã nộp tờ khai thuế hay chưa? Nếu đã nộp thì tình trạng của tờ khai thuế như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung này, qua bài chia sẻ dưới đây.
Cách tra cứu tờ khai thuế điện tử mới nhất 2022
1. Thuế điện tử là gì?
Thuế điện tử được biết đến là hệ thống kê khai thuế, nộp thuế cũng như hoàn thuế trực tuyến. Hệ thống này đã được Tổng cục Thuế đưa vào triển khai thực tế từ 2016 với mục đích giải quyết sự phức tạp và rối rắm khi người kê khai phải thực hiện kê khai, nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế.
Ngoài ra, hệ thống thuế điện tử còn mang các chức năng khác, giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn:
- Tra cứu nghĩa vụ thuế
- Tra cứu số thuế chưa nộp
- Tra cứu nghĩa vụ kê khai thuế
- Hỏi đáp về kê khai thuế
Lợi ích của thuế điện tử đối với Người nộp thuế:
- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch và đơn giản thủ tục khi thực hiện các nghĩa vụ thuế
- Chủ động nộp thuế tại những nơi có Internet mọi lúc mọi nơi
- Nộp thuế dễ dàng ngay cả ngày lễ, được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi giấy nộp tiền
- Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế để xem, in và tải về các thông báo, giấy nộp tiền điện tử đã nộp
- Sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của ngân hàng
- Tránh sai sót trong việc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thống nhất với dữ liệu gốc, đảm bảo trừ nợ chính xác, đảm bảo thông quan hàng hóa ngay khi có thông tin xác nhận đã nộp từ ngân hàng.
Đối tượng được đăng ký nộp thuế điện tử
Người nộp thuế đăng ký nộp thuế điện tử khi có đủ các điều kiện:
- Là tổ chức, doanh nghiệp được cấp mã số thuế/ mã số doanh nghiệp và đang hoạt động
- Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp và đang còn hiệu lực
- Có kết nối internet và địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế
- Đang thực hiện khai thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử cơ quan thuế
- Có tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng thương mại
Ở thời điểm hiện tại, người nộp thuế muốn sử dụng dịch vụ cần có tài khoản tại ngân hàng đã phối hợp với Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ thuộc địa bàn quản lý của các Cục thuế, chi cục thuế trên toàn quốc.
2. Nộp thuế điện tử là gì?
Nộp thuế điện tử là hình thức nộp thuế thông qua việc sử dụng các phương tiện hay công cụ điện tử để doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Nộp thuế điện tử giúp mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Tiết kiệm thời gian: Bạn không cần phải mất thời gian đi lại tới cơ quan thuế và chờ đợi giao dịch
- Tiết kiệm chi phí in ấn các loại giấy tờ
- Không phải chờ ngày làm việc tiếp theo nếu lịch nộp rơi vào ngày nghỉ lễ
3. Điều kiện nộp thuế điện tử
Không phải đơn vị nào cũng có thể nộp thuế điện tử. Cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định theo quy định.
Điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiến hành nộp thuế điện tử bao gồm:
- Là tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động và đã được cấp mã số thuế
- Có chứng thư số còn hiệu lực thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực chữ ký số
- Có kết nối internet cùng một địa chỉ email có thể liên lạc
- Đã thực hiện kê khai thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế
- Có tài khoản ngân hàng thương mại (Đã phối hợp với tổng cục thuế cung cấp dịch vụ và thuộc địa bàn quản lý của cục thuế, chi cục thuế) để giao dịch
4. Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử mới nhất
Để đăng ký nộp thuế điện tử, các bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Đăng ký kê khai thuế qua mạng trên cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế. Xem ngay hướng dẫn kê khai thuế qua mạng
- Bước 2: Tiến hành tải bản đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản với các ngân hàng trên cổng thông tin của ngân hàng thương mại
-
Bước 3: Khai thác thông tin và đến chi nhánh ngân hàng thương mại để thực hiện thủ tục đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ nộp thuế điện tử
-
Bước 4: Sau khi được ngân hàng ký duyệt, người nộp thuế nhận thông tin chấp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử qua email đã đăng ký cùng mật khẩu để đăng nhập cho dịch vụ nộp thuế điện tử
5. Cách Tra cứu tờ khai thuế trên hệ thống nhận tờ khai (iHTKK)
Bước 1: Đăng nhập hệ thống khai thuế qua mạng
Các bạn truy cập đến hệ thống nhận tờ khai của tổng cục thuế theo đường dẫn: http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ để tra cứu tờ khai thuế bằng Internet Explorer màn hình máy tính hiển thị như sau:
Tiếp đến: Điền thông tin đăng nhập hệ thống nhận tờ khai. Như hình ví dụ bên dưới
Bước 2: Truy vấn phân hệ tra cứu tờ khai
Các bạn truy vấn vào “Tra cứu” –> “Tra cứu tờ khai thuế đã nộp ” theo hình bên dưới
Các bạn điền thông tin mã số thuế và mật khẩu của trang nhận tờ khai -> Sau đó đăng nhập vào hệ thống để thực hiện tra cứu tờ khai nộp thuế nhé.
Bước 3: Cập nhật vài thông tin cơ bản
Các bạn điền thông số giới hạn để tìm chính xác tờ khai các bạn cần tìm như:
- Loại tờ khai – Các bạn chọn từ khai cần tra cứu để tra cứu danh sách tờ khai thuế.
- Chọn từ ngày đến ngày như hình bên trên. VD: 01/11/2019 đến 31/1/2020
- Click tra cứu để thực hiện tra cứu tờ khai nộp thuế qua mạng
Note: Các bạn có thể để trống toàn bộ vào tiếp tục ấn vào “Tra cứu” thì kết quả tra cứu vẫn hiện ra toàn bộ tờ khai các bạn đã nộp, đồng thời sắp xếp theo thư tự thời gian từ trước đến nay.
Bước 4: Xem và tải tờ khai thuế về máy tính
Sau khi đã thực hiện tra cứu ở Bước 3, các bạn ấn tra cứu kết quả tra cứu sẽ hiện ra. Như hình bên dưới
Các thông tin truy vấn được hiển thị khi tra cứu tờ khai thuế như sau:
- Tên tờ khai – Ví dụ: Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
- Kỳ tính thuế – Q2/2019
- Loại tờ khai – Chính thức hay loại bổ sung
- Lần nộp: 1 tức là lần đầu tiên hoặc những lần sau.
- Trạng thái: Cơ quan thuế đã chấp nhận về hồ sơ khai thuế điện tử của NNT
6. Cách Tra cứu tờ khai thuế trên hệ thống thuế điện tử (ETAX)
Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống khai thuế qua mạng theo đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Truy vấn phân hệ để tra cứu danh sách tờ khai thuế
Bước 3: Cập nhật vài thông tin cơ bản (Loại từ khai, thời gian, …hoặc bạn có thể bỏ trống)
Bước 4: Xem và tải tờ khai thuế về máy tính của bạn.
7. Các lỗi về nộp thuế điện tử và cách xử lý
7.1. Các lỗi khi nộp thuế điện tử
Trong quá trình nộp thuế điện tử, bạn có thể sẽ gặp phải một số lỗi sau khiến cho việc nộp thuế không được suôn sẻ như sau:
- Đăng ký sai thông tin khi tiến hành nộp thuế
- Điền sai địa chỉ email, email không còn sử dụng được, quên mật khẩu đăng nhập
- Lập giấy nộp tiền nhưng ngân hàng chưa trích nợ tài khoản
- Kế toán ghi kỳ nộp thuế theo quý
- Xử lý chứng từ không thành công tại ngân hàng
- Xử lý không thành công tại ngân hàng
- Lỗi truy vấn sổ thuế
- Đã nộp tiền nhưng ngân hàng chưa trích nợ tài khoản
7.2. Hướng dẫn xử lý các lỗi gặp phải khi nộp thuế điện tử
1. Xử lý lỗi đăng ký sai thông tin
Lỗi sai thông tin có thể do đăng ký sai thông tin về ngân hàng hoặc thông tin đăng ký của doanh nghiệp. Cách xử lý như sau:
- Lỗi sai do đăng ký nhầm thông tin về ngân hàng: Đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để đề nghị hủy. Qua đó chi nhánh ngân hàng đăng ký nhầm sẽ có căn cứ để từ chối đăng ký nộp thuế của kế toán
- Lỗi sai do đăng ký sai thông tin của doanh nghiệp: Liên hệ trực tiếp với chi nhánh ngân hàng để đề nghị hỗ trợ hủy đăng ký nộp thuế điện tử
2. Xử lý lỗi về email
Các lỗi về email bao gồm: Sai email, email không còn khả dụng, quên mật khẩu đăng nhập email…
Để xử lý toàn bộ các vấn đề về email như trên, kế toán nên liên hệ trực tiếp với nhóm hỗ trợ nộp thuế tại Cục thuế để được hỗ trợ trực tiếp theo thông tin:
- Điện thoại: 043 768 9679 (số máy lẻ từ 2180 tới 2183)
- Email hỗ trợ: [email protected]
3. Ghi kỳ nộp thuế theo quý
Thực chất đây không hẳn là lỗi nhưng kế toán cần lưu ý: Định dạng trường của kì thuế là mm/yyyy. Những khoản thuế nộp cho quý hoặc năm sẽ nhập 1 tháng bất kì trong quý/năm và ghi trình chi tiết trong mục ghi chú.
VD: Kỳ tính thuế quý I/2019 sẽ có thể nhập kỳ thuế là 01/2019 hoặc 02/2019 hoặc 03/2019.
8. Các câu hỏi thường gặp
8.1. Hóa đơn Điện tử có kê khai thuế không?
Quy định bắt buộc dùng hóa đơn điện tử nhằm đề cao tính minh bạch trong việc kê khai thuế. Theo quy định của pháp luật, hóa đơn điện tử xác thực có đầy đủ giá trị pháp lý.
Do đó khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp vẫn kê khai thuế bình thường. Hóa đơn điện tử là căn cứ để hạch toán kế toán và kê khai thuế.
Dùng hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí in ấn, lưu trữ giấy tờ,…
Hơn nữa, doanh nghiệp giảm được các thủ tục hành chính trong việc kê khai thuế, giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
Dữ liệu hóa đơn điện tử của doanh nghiệp sẽ được truyền tải và giám sát trực tiếp đến cơ quan thuế.
8.2. Kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử khác gì so với hóa đơn giấy?
Về cơ bản, kê khai thuế với hóa đơn điện tử cũng tương tự như việc kê khai thuế với hóa đơn giấy thông thường. Nhưng việc kê khai thuế với hóa đơn điện tử có một số khác biệt, ưu điểm như sau:
- Doanh nghiệp không cần kê khai cho hóa đơn điện tử bán ra. Thay vào đó chỉ cần kê khai hóa đơn điện tử thu mua theo từng loại thuế suất vào bản khai thuế và nộp cho cơ quan thuế.
- Chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối Internet, doanh nghiệp đã có thể kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử. Từ đó tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu được các thủ tục hành chính so với việc kê khai thuế bằng hóa đơn giấy.
- Khi phát hiện thông tin kê khai thuế xuất có sai sót, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế để kiểm tra. Hay cách khác cơ quan thuế sẽ tự động thực hiện đối soát thông tin hóa đơn trên cơ sở dữ liệu đã được kết nối với Tổng cục Thuế.
Tra cứu tờ khai thuế đã nộp là việc bạn nên làm để đảm bảo quyền lợi của công dân. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu hơn về việc tra cứu này. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi. Hãy cùng đónc hờ những bài viết tiếp theo từ ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận