Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, khách hàng sẽ cần phải tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn sẽ giúp khách hàng đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu. Từ đó quyết định có hay không việc nộp đơn đăng ký. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu độc quyền [Chi tiết 2023]" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:
1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Tra cứu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền tiến hành tra cứu nhãn hiệu đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức.
Lưu ý: Quy trình đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc trước phải tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
2. Mục đích của tra cứu nhãn hiệu?
Hiện nay trùng bình 1 năm, Cục Sở hữu trí tuệ nhận được khoảng hơn 45.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục cho nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ khác nhau. Do đó, mục đích của việc tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu như sau:
– Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có nhãn hiệu nào đã nộp đơn đăng ký trước đó mà tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu bên mình dự định đăng ký hay không?
– Đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị từ chối với những lý do hiển nhiên hay không. Ví dụ: Nhãn hiệu đăng ký gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, nhãn hiệu là tên địa danh;
– Đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của bên khác hay không (ví dụ đã sử dụng nhãn hiệu nhưng không nộp đơn đăng ký và nhãn hiệu này có thể đang xâm phạm quyền nhãn hiệu của bên khác đã được bảo hộ)
3. Thủ tục tra cứu nhãn hiệu nhanh nhất như thế nào?
Thủ tục tra cứu nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:
Ví dụ: Trong ô nhãn hiệu tìm kiếm sẽ nhập chữ HONDA, nhóm SP/DV sẽ nhập nhóm 12 (nhóm về ô tô, xe máy)
Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm, sẽ cho ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp như hình dưới
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu
Khách hàng nhập vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (áp dụng đối với nhãn hình) Ví dụ: 06.01
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV
Ví dụ: 12 (nhóm sản phẩm xe ô tô)
Bước 5: Nhấp chuột vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu
Sau khi thực hiện lần lượt 04 bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không?
Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí.
4. Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam
Khi tiến hành theo cách này, khách hàng sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền SHTT làm việc với chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT.
Với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về kết quả tra cứu và có thể đánh giá được trên 90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu để từ đó quyết định có đăng ký hay không?
Lưu ý: Khác với hình thức tra cứu nhãn hiệu sơ bộ nêu trên, hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.
5. Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?
Mục đích của dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là xem xét nhãn hiệu dự định phát triển và đăng ký có trùng hoặc tương tự với người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không.
Hơn thế nữa với việc tiến hành tra cứu, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được về mặt tài chính mà còn tiết kiệm được cả về cả thời gian (thời gian đăng ký 18 – 24 tháng).
Ví dụ: Khi bạn muốn đăng ký 1 nhãn hiệu và không tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, bạn đã đầu tư xây dựng hình ảnh cho nhãn hiệu đó và chi phí rất nhiều tiền. Tuy nhiên, sau khi thẩm định nội dung (khoảng gần 2 năm sau khi nộp đơn) Cục SHTT đã ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bạn với lý do nhãn hiệu của bạn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó.
Do đó, mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng rất quan trọng và để đảm bảo khả năng đăng ký thành công, trước khi nộp đơn, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu. Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ tra cứu thương hiệu nhanh chóng, chuyên nghiệp. Chỉ trong vòng 03 – 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có thể biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu độc quyền [Chi tiết 2023] cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận