Theo quy định, hàng năm các cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ sẽ thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan Thuế, thời hạn cuối là vào ngày 31/04 hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa biết cách tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân của mình như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Hướng dẫn tra cứu mã số thuế văn phòng đại diện.
Hướng dẫn tra cứu mã số thuế văn phòng đại diện
1. Quy định về đăng ký mã số thuế
Theo quy định tại điều 4, Thông tư 105/2020/TT-BTC về đăng ký Thuế quy định như sau :
Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Mã số thuế được cấu trúc như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.
2. Tra cứu mã số thuế là gì?
Tra cứu mã số thuế là việc dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp, cá nhân... người dùng thực hiện tra cứu, tìm kiếm các thông tin cần xác minh của doanh nghiệp, cá nhân... như: Tình trạng hoạt động, địa chỉ, người đại diện pháp luật, thời gian thành lập...
Hiện nay một số mã số thuế có thể tra cứu được bao gồm:
- Mã số thuế thu nhập cá nhân;
- Mã số thuế người phụ thuộc;
- Mã số thuế công ty, doanh nghiệp (MST công ty, doanh nghiệp...);
- Mã số thuế hộ kinh doanh;
- Tra cứu ngày cấp mã số thuế công ty, cá nhân, ...;
- Tra cứu thông tin doanh nghiệp thông qua mã số thuế;
- ...
3. Hướng dẫn tra cứu mã số thuế văn phòng đại diện
Cách 1: Tra cứu trên trang Web Thuế Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào Website Thuế Việt Nam
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Lựa chọn thông tin muốn tra cứu:
- Tra cứu MST doanh nghiệp
- Tra cứu MST thu nhập cá nhân

Bước 3: Nhập 1 trong 4 yêu cầu (không bắt buộc phải nhập đầy đủ cả 4 yêu cầu)
- Nhập mã số thuế của Doanh nghiệp hoặc cá nhân
- Nhập tên tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc họ và tên
- Nhập địa chỉ
- Nhập số CMND/CCCD của người đại diện của doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD của cá nhân
=> Nhập Mã xác nhận => Tra cứu
Bước 4: Kiểm tra các thông tin về DN mà bạn cần

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế văn phòng đại diện
Cách 2: Tra cứu trên trang web Thuế điện tử
Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường dẫn:
https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Trên giao diện trang chủ, nhấn chọ vào tuỳ chọn cá nhân => Tra cứu thông tin NNT

Bước 3: Nhập thông tin số Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Mã số thuế => nhấn chọn Tra cứu, kết quả sẽ hiển thị phía dưới

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế văn phòng đại diện
Cách 3: Tra cứu trên trang Web Mã số thuế
Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế:
Bước 2: Nhập mã số thuế, CMND, CCCD hoặc tên công ty

Bước 3: Bấm vào ô tra cứu, kết quả sẽ hiển thị bên dưới
4. Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?
Trước đây khi Luật doanh nghiệp cũ năm 2005 có hiệu lực thì có quy định mã số đăng ký kinh doanh riêng và mã số thuế riêng. Khi muốn được cấp mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thì công ty phải thực hiện 02 bộ hồ sơ khác nhau.
Tuy nhiên sau đó Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Luật doanh nghiệp hiện hành thì quy định này lại có sự sửa đổi, thủ tục cấp mã số thuế và mã doanh nghiệp là một. Tức là khi doanh nghiệp được cấp mã số doanh nghiệp cũng đồng thời mã doanh nghiệp đó là mã số thuế.
Việc hợp nhất thủ tục này giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng quản lý các hoạt động của công ty, nhất là quản lý việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Đồng thời khi hợp nhất thủ tục này là một cũng rút ngắn đi thủ tục hành chính rất nhiều, các doanh nghiệp cũng không phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, phải chuẩn bị thủ tục khác nhau mới được cấp mã số thuế và mã doanh nghiệp như trước nữa.
Lưu ý: Đối với các công ty thành lập trước ngày 01/07/2015, mã số thuế và Mã doanh nghiệp không trùng nhau thì không bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi 02 mã số này làm một trừ trường hợp công ty có sự thay đổi về tên công ty, trụ sở doanh nghiệp….
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hướng dẫn tra cứu mã số thuế văn phòng đại diện. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận