Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

Khi sàn thương mại điện tử nói riêng và thương mại điện tử nói chung ngày một phát triển thì việc các doanh nghiệp khai thác nguồn tài nguyên này là một điều cần thiết để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Các công ty thương mại điện tử thu được lợi nhuận khổng lồ. Vậy bạn có biết, đâu là Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam hay không? Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn ngay sau đây để biết thêm thông tin nhé!

Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

 

Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

1.Công ty thương mại điện tử là gì?

Trong nền kinh tế toàn cầu, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đã trở thành một yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Việc lồng ghép của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào kinh doanh đã cách mạng hoá mối quan hệ trong nội bộ các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt việc sử dụng CNTT&TT trong kinh doanh đã tăng cường năng suất, khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của khách hàng và tạo điều kiện cho việc phục vụ khách hàng trên diện rộng, bên cạnh việc giảm chi phí. Người ta thừa nhận rằng trong kỷ nguyên thông tin, thương mại trên Internetl à một công cụ hữu hiệu cho việc tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.

Thương mại điện tử (e-commerce) bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng cho các sản phẩm và dịch vụ. Thương mại điện tử thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất cứ sự giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng lưới máy tính. Một định nghĩa hoàn chỉnh hơn là: Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mội quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và cá. nhân.

Như vậy, TMĐT bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các công ty thương mại điện tử là đơn vị trung gian kết nối giữa người mua và người bán, khi người mua không thể ghé trực tiếp cửa hàng mà vẫn có nhu cầu mua sắm.

Điều này giúp thúc đẩy kinh tế đất nước và tạo thêm thu nhập cho các doanh nghiệp, ngoài ra tạo sự thuận tiện và đáp ứng cung cầu cho người dân.

2. Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

- Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

- Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

Trường hợp không cư trú ở Việt Nam, muốn tạo website TMĐT tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài trước hết cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nước sở tại. Nếu không có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì phải sử dụng tên miền Việt Nam. Sau đó, cá nhân, tổ chức cần thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng theo quy định tại Điều 52 nghị định 52/2013/NĐ-CP.

3. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  • Website thương mại điện tử bán hàng;
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
  • Sàn giao dịch thương mại điện tử;
  • Website đấu giá trực tuyến;
  • Website khuyến mại trực tuyến;
  • Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

4. Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

Thế Giới Di Động

Thế giới Di Động là một tập đoàn bán lẻ thương mại tại thị trường Việt Nam, được thành lập tháng 3 năm 2004, trực thuộc quản lý của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động. Tên tiếng anh là Mobile World JSC, có mã chứng khoán là MWG.

Thế giới Di Động tập trung kinh doanh bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Theo thống kê, thị phần của MWG hiện nay chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực.

Năm 2018, Thế giới Di Động nằm trong top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương. Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động không chỉ có riêng mỗi Thế giới Di Động, mà còn sở hữu chuỗi trung tâm điện máy như Điện Máy Xanh và chuỗi siêu thị thực phẩm Bách Hóa Xanh.

Điện Máy Xanh

Trung tâm Điện Máy Xanh cũng trực thuộc quản lý của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, với quy mô hơn 2000 cửa hàng trên cả nước.

Siêu thị Điện máy XANH khai trương siêu thị đầu tiên tại 561 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh. Đến nay, hệ thống đã mở rộng ra với 2119 siêu thị toạ lạc tại 63 tỉnh thành lớn.

Ngoài những lợi nhuận đáng kể trong kinh doanh, công ty còn rạng danh với những giải thưởng danh giá.

  • Đứng thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2018 theo Vietnam Report.
  • Môi trường làm việc tốt nhất 2018 tại giải thưởng Vietnam HR Awards.

FPT Shop

FPT Retail là thành viên của Tập đoàn FPT, là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT và thành lập năm 2012. FPT Retail đang sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop và F.Studio với tổng số trên 500 cửa hàng trải dài 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

TIKI CORPORATION

Thuộc top các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam, nền tảng TIKI ra đời vào tháng 3 năm 2010, với phương châm “Tất cả vì khách hàng”, trực tiếp cạnh tranh với hai nền tảng lớn là Shopee và Lazada.

Năm 2010, TIKI được thành lập với mục tiêu bán sách trực tuyến, vốn ban đầu chỉ có 5000 USD. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt lĩnh vực thương mại điện tử, TIKI cũng mở rộng quy mô với nhiều ngành hàng, kêu gọi thêm các vốn đầu tư trong và ngoài nước để dần khởi phát và tạo được niềm tin trong lòng khách hàng.

SHOPEE VIETNAM

Shopee hiện là một trong những cái tên nổi bật của các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, thuộc sở hữu của Sea Ltd, có trụ sở chính đặt tại Singapore.

Ban đầu, Shopee hoạt động theo mô hình C2C – trung gian giữa các cá nhân mua bán. Mãi về sau, Shopee đã mở rộng quy mô với những thương hiệu nổi tiếng xuất hiện, tập trung vào phân khúc khách hàng nhất định và vẫn không quên giá trị chủ chốt là sự uy tín đi cùng với giá cả hợp lý.

Dù ra đời muộn vào năm 2016 so với các công ty thương mại khác, Shopee đã phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, nhanh chóng chiếm được ưu thế và có tầm ảnh hưởng rõ rệt với nhiều phân khúc khách hàng, đặc biệt là các chủ shop online và các bạn trẻ.

Với giao diện thân thiện, chức năng đầy đủ và đơn giản, Shopee mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm toàn diện.

VNP Group

VNP Group ra đời vào tháng tám năm 2006, là một trong các công ty thương mại điện tử đầu tiên đưa ngành thương mại điện tử phát triển như ngày nay.

Trải qua 10 năm xây dựng thương hiệu và giá trị cốt lõi, VNP đã chứng tỏ mình là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử và truyền thông Internet.

Đây còn là đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như CyberAgent Venture, quỹ đầu tư IDG của Mỹ và CAI của Nhật Bản.

LAZADA Vietnam

Cạnh tranh trực tiếp với Shopee và TIKI, LAZADA cũng có những bước tiến rõ rệt để dần khẳng định bản thân mình, chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam.

Trụ sở chính của Lazada thành lập tại Singapore, thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba, và đang hoạt động rất mạnh mẽ tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia.

Lazada cũng đa dạng sản phẩm và ngành hàng, tạo được sự tin tưởng cho người dùng nhờ quy trình rõ ràng, chính sách đổi trả khiếu nại hợp lý, xử lý đơn hàng nhanh chóng.

Sendo

Sendo là trang mua sắm thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online), tiếp cận vào thị trường Việt Nam từ tháng 9 năm 2012.

Sendo có hệ thống vận chuyển rộng rãi trên khắp cả nước, nên việc giao nhận hàng hóa và phân phối sản phẩm đến với khách hàng khá nhanh chóng và dễ dàng.

Người dùng mua sắm trên Sendo, sẽ tận hưởng những lợi ích về hàng hóa, chính sách miễn phí đổi trả trong vòng 48 giờ, và rất nhiều sự kiện khuyến mãi khác. Các giao dịch thanh toán trên Sendo cũng đa dạng nhiều hình thức như tiền mặt, thẻ ATM/Visa, chuyển khoản.

VCCORP

VCCorp là Công ty cổ phần VCCorp, thành lập vào tháng 3 năm 2007 và hiện đang tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và nội dung số.

VCCorp là người đi đầu trong tất cả các lĩnh vực, dần chinh phục khách hàng của mình trong suốt nhiều năm qua.

VCCorp xây dựng một hệ sinh thái phong phú và vững chắc trên thị trường, phục vụ hơn 50 triệu người dùng Internet, 45 triệu người dùng mobile, hơn 2000 nhân sự đang làm việc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

VNPAY

Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam – VNPAY, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại thị trường Việt Nam. VNPAY là ví điện tử đầu tiên dành cho gia đình Việt, cung cấp những phương án thanh toán an toàn và đáng tin cậy cho đối tác.

Nhìn chung những công ty thương mại điện tử được liệt kê trên đây đã góp phần tăng giá trị nền kinh tế đất nước. Mỗi Công ty có hướng vận hành riêng mang màu sắc thương hiệu riêng nhưng đều tạo nên sự phát triển chung của hoạt động thương mại điện tử, khai thác và đem lại nhiều tài nguyên hơn cho người dùng, cho hiệu suất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.Trên đây, Luật ACC đã cung cấp tới bạn đọc Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Nếu trong quá trình tham khảo còn nội dung nào thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tới Luật ACC theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo