Kể từ những ngày đầu ra đời Luật đường sắt đã khẳng định vai trò trong việc tạo hành lang pháp lý điểu chỉnh chặt chẽ hoạt động đường sắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm được đầy đủ các quy định của Luật này. Ở bài viết này, Luật ACC xin gửi đến bạn đọc Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm về luật đường sắt với mong muốn thông qua đây giúp bạn đọc nắm được những quy định của Luật đường sắt. Mời bạn đọc tham khảo?
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm về luật đường sắt
1. Luật Đường sắt ra đời như thế nào?
Luật Đường sắt được ban hành lần đầu vào năm 2005, lần đầu tiên trong lĩnh vực đường sắt Việt Nam có Luật để điều chỉnh toàn diện mọi hoạt động. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đã thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đường sắt, đảm bảo vai trò của lĩnh vực đường sắt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật đã thể hiện được tư duy mới trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đường sắt, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đường sắt ở nước ta. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, nhiều quy định mới được ban hành và thực tế hoạt động đường sắt có nhiều thay đổi, đòi hỏi Luật Đường sắt phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành cũng như thực tế hoạt động đường sắt.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách này, được sự phân công của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Đường sắt và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 16 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Luật gồm 10 chương với 87 điều, tăng 2 chương và giảm 27 điều so với Luật Đường sắt 2005, với đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung.
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Luật đường sắt 2017 ra đời với nhiều điểm mới có thể kể đến đó là phạm vi điều chỉnh ở luật này không còn quy định chi tiết, cụ thể, không mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành thuần túy nữa; đối tượng điều chỉnh của luật này hướng đến các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm bài viết: Luật đường sắt ban hành khi nào? - Luật ACC
2. Tổng hợp câu hỏi về luật đường sắt
a) Có mấy Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
Trả lời: Căn cứ điều 4 Luật đường sắt 2017 thì có 4 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt đó là:
1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
4. Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
5. Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.
b) Hãy liệt kê, cho biết những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
Trả lời: Căn cứ Điều 9 Luật đường sắt 2017 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt bao gồm;
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
12.
Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
c) Hê thống đường sắt Việt Nam bao gồm những gì?
Trả lời: Căn cứ theo điều 10 Luật đường sắt 2017 thì Hê thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân
d) Hệ thống báo hiệu đường sắt bao gồm những gì?
Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm
a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu;
c) Biển báo;
d) Rào, chắn;
đ) Cọc mốc chỉ giới;
e) Các báo hiệu khác.
( Điều 19 Luật đường sắt)
e) Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là gì?
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm:
b) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
c) Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
d) Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt;
đ) Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;
e) Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác.
f) Thủ tục khi xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt ?
g) Phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt?
h) Quy định về tốc độ tối đa của tàu hỏa chạy trên các tuyến đường sắt quốc gia?
Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi khác xoay quanh Luật Đường sắt, bạn có thể đọc thêm Luật đường sắt để biết thêm chi tiết.
Trên đây Luật ACC đã Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm về luật đường sắt cho quý bạn đọc. Chúng tôi hi vọng những kiến thức này hữu ích với bạn. Trong quá trình tham khảo bài viết còn nội dung nào bạn đọc chưa rõ, vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài của Luật ACC theo thông tin phía dưới để được kịp thời hỗ trợ nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận