1. Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở là gì?
Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở là mẫu quyết định được lập ra khi có căn cứ giải thể chi bộ cơ sở theo quy định. Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở nêu rõ thông tin về căn cứ giải thể, đề nghị giải thể, nội dung của quy định giải thể chi bộ cơ sở. Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở do Ban thường vụ ra quyết định.
Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở được dùng để quyết định về việc giải thể chi bộ cơ sở dựa trên những căn cứ, những đề nghị về việc giải thể chi bộ cơ sở. Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở là cơ sở để Uỷ ban thường vụ tiến hành những thủ tục về việc giải thể chi bộ cơ sở theo những trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
2. Mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở:
ĐẢNG BỘ ………… ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG ỦY …………
Số: ………….. …….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải thể Chi bộ cơ sở
– Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Căn cứ ……….(1)
Xét đề nghị của …………(2)
BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Giải thể Chi bộ ………. kể từ ngày …………(3)
Chi bộ …..có trách nhiệm chuyển sinh hoạt Đảng cho Đảng viên về tổ chức Đảng mới theo đúng quy định. Chuyển giao hồ sơ, sổ sách của chi bộ về chi bộ …………. và bàn giao con dấu của chi bộ về ………… quản lý.
Điều 2: Văn phòng, các ban của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, Chi bộ ………. căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
– Như điều 2;
– Ban tổ chức Tỉnh ủy (bc)
– Lưu VP;
T/M BAN THƯỜNG VỤ
4. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định giải thể chi bộ cơ sở
(1): Điền căn cứ giải thể chi bộ cơ sở
(2): Điền đề nghi giải thể chi bộ cơ sở
(3): Điền nội dung quyết định giải thể chi bộ cơ sở ( tên chi bộ được giải thể, ngày bắt đầu giải thể, thông tin về chuyển sinh hoạt đảng đối với những đảng viên trong chi bộ cơ sở giải thể)
5. Trình tự, thủ tục giải thể chi bộ cơ sở
Tại Điều 21 Điều lệ Đảng có quy định về tổ chức cơ sở đảng, theo đó:
– Tổ chức cơ sở đảng bao gồm: chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở- đây là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở có các tổ đảng trực thuộc. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy. Theo Điều lệ Đảng quy định thì tổ chức cơ sở đảng được tập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Bộ Chính trị.
– Tại xã, phường. thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp. Hệ thống tổ chức của Đảng được tập tương ứng với hệ thống tổ chức của Nhà nước. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.
– Theo quy định của Điều lệ đảng thì cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện: Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên, đối với những trường hợp:
+ Trường hợp 1: Lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
+ Trường hợp 2: Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở.
– Thành phần hồ sơ: khi tiến hành giải thể chi bộ cơ sở cần chuẩn bị những thành phần hồ sơ như sau:
(1) Quyết định của cơ quan nhà nước; tổ chức đảng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể chính trị – xã hội cấp có thẩm quyền về thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Văn bản đồng ý của Ban Bí thư nếu thành lập, giải thể đảng bộ khối trực thuộc Thành ủy.
(3) Văn bản đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp nếu lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên, lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có hơn ba mươi đảng viên, lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở.
(4) Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền (cấp ủy cấp trên trực tiếp) về thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức đảng và quyết định chỉ định cấp ủy, bí thư, phó bí thư nếu thành lập mới, chia tách, hợp nhất tổ chức đảng.
– Quy trình thực hiện giải thể chi bộ cơ sở được tiến hành như sau:
+ Ban tổ chức (hoặc bộ phận tham mưu) của cấp ủy có thẩm quyền, thẩm định hồ sơ, tham mưu trình cấp ủy xem xét, quyết định.
+ Cấp ủy có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định.
– Thời gian thực hiện
+ Không quá 15 ngày làm việc đối với tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở, không quá 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng, không quá 45 ngày làm việc đối với đảng bộ huyện và tương đương.
– Việc giải thể đảng bộ, chi bộ.: Chỉ giải thể một đảng bộ, chi bộ khi đảng bộ, chi bộ đó đã làm xong nhiệm vụ hoặc không còn phù hợp về mặt tổ chức. Cấp ủy nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp ủy đó có thẩm quyền ra quyết định giải thể và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Điều kiện để đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở.( Điều 10.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư)
– Theo đó, chỉ giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (mà cấp trên trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) khi có đủ các điều kiện sau đây: Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một đơn vị chính quyền hoặc cơ quan quản lý; có số lượng từ 400 đảng viên trở lên.
– Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định việc giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở. Đảng bộ mà đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở có chức năng, nhiệm vụ như chức năng, nhiệm vụ của loại hình cơ sở đó. Căn cứ tình hình cụ thể, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có thể giao thêm cho đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở một số quyền như: quyền được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc: ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra, văn phòng đảng ủy, quyền được quản lý hồ sơ, dữ liệu đảng viên, bên cạnh đó cũng quy định về ban thường vụ đảng ủy được quyết định kết nạp, khai trừ đảng viên, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, phát thẻ đảng viên, chuyển sinh hoạt cho tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp đến các đảng bộ cấp trên cơ sở và ban thường vụ đảng ủy mỗi tháng họp một lần, đảng ủy họp thường lệ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần. Ngoài ra, việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Sau khi giao quyền, cấp ủy cấp trên trực tiếp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nếu thấy đảng ủy cơ sở được giao quyền không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định đã giao quyền. Sau khi ra quyết định giải thể chi bộ cơ sở thì các Đảng viên sẽ được thực hiện chuyển sinh hoạt Đảng đến những chi bộ cơ sở khác để sinh hoạt và phải làm thủ tục chuyển giao hồ sơ, sổ sách của chi bộ về chi bộ khác và bàn giao con dấu của chi bộ về quản lý đảng viên, tạo điều kiện để các đảng viên vẫn được sinh hoạt đảng như bình thường.
Mọi người cùng hỏi/Câu hỏi thường gặp
Giải thể chi nhánh mà không thông báo có bị phạt không?
Cần nộp các giấy tờ gì khi giải thể chi nhánh cho cơ quan thuế?
Khi giải thể chi nhánh, bạn cần nộp các giấy tờ sau đây cho cơ quan thuế:
- Đơn xin giải thể chi nhánh.
- Báo cáo tài chính cuối kỳ.
- Giấy phép kinh doanh của chi nhánh.
- Các văn bản liên quan đến việc giải thể, bao gồm quyết định họp đại hội cổ đông về việc giải thể và quyết định về việc thanh lý tài sản.
Khi giải thể chi nhánh, có cần thanh toán các khoản thuế hay nghĩa vụ tài chính khác không?
Nội dung bài viết:
Bình luận