Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là gì?

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, hay còn được biết đến với tên viết tắt là WIPO, đó là một tổ chức quốc tế quan trọng, chuyên về lĩnh vực bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ trên toàn cầu. Với sứ mệnh bảo vệ và khuyến khích sáng tạo, WIPO đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng quốc tế nơi mà kiến thức, ý tưởng và sáng tạo được đánh giá cao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về "Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là gì?".

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là gì?

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là gì?

1. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là gì?

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có tên tiếng Anh là World Intellectual Property Organization (WIPO), là một trong những tổ chức chuyên môn thuộc Liên Hợp Quốc. WIPO được thành lập vào ngày 14/07/1967 và có hiệu lực từ 26/04/1974 tại Stockholm, dựa trên cơ sở công ước về bảo hộ quyền tác giả.

2. Lịch sử ra đời của WIPO

Nguồn gốc của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xuất thân từ Công ước Paris ra đời vào năm 1883 về các quyền sở hữu công nghiệp. Đây được xem là hiệp ước đầu tiên về việc bảo hộ hợp pháp các sản phẩm sáng tạo của một cá nhân.

Thành lập vào năm 1883 và bắt đầu có hiệu lực năm 1884, Công ước Paris thành lập một Văn phòng quốc tế với 14 quốc gia thành viên.

Vào năm 1886, Công ước Berne cũng được ra đời với mục đích bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Năm 1893, Công ước Paris và Công ước Berne chính thức hợp nhất với tên gọi Văn phòng Quốc tế Thống nhất về Bảo hộ Sở hữu Trí tuệ (BIRPI), chính thức đặt nền móng cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới sau này.

Ngay khi Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có hiệu lực từ ngày 26/04/1970, BIRPI chính thức trở thành WIPO.

WIPO là tổ chức hoạt động với mục tiêu thúc đẩy việc bảo hộ tài sản trí tuệ trên toàn thế giới. Năm 1974, WIPO trở thành một trong những tổ chức chuyên môn thuộc Liên Hợp Quốc.

Hiện nay, trụ sở của WIPO được đặt tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Tính đến thời điểm hiện tại, WIPO đã kết nạp được 193 quốc gia và Việt Nam là quốc gia thành viên của tổ chức này từ năm 1976.

3. Thành viên của WIPO

Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Sở hữu trí tuệ có đến 193 quốc gia tham gia và có 250 quan sát viên là các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ. Trong đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WIPO từ ngày 02/06/1976.

Để trở thành thành viên của tổ chức, các quốc gia phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • WIPO chỉ kết nạp thành viên là tham gia vào tổ chức Liên Hợp Quốc;
  • Để gia nhập tổ chức, quốc gia phải gửi đơn xin gia nhập tới Tổng giám đốc WIPO tại trụ sở ở Geneva.
  • Đối với các quốc gia thành viên của Công ước Paris và Công ước Berne chỉ có thể gia nhập WIPO nếu như thỏa điều kiện đã ký kết hoặc gia nhập ít nhất các điều khoản của Văn kiện Stockholm (1967) của Công ước Paris hoặc Văn kiện Paris (1971) của Công ước Berne.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới luôn hoan nghênh các tổ chức và các nhóm lợi ích tham gia WIPO với tư cách là quan sát viên tại các cuộc họp chính thức của quốc gia thành viên.

4. Cơ cấu tổ chức WIPO

Hiện nay, ngài Daren Tang là tổng giám đốc đương nhiệm của WIPO, ông đắc cử vào tháng 05/2020 và bắt đầu nhiệm kỳ vào 01/10/2020.

Mô hình tổ chức của WIPO được chia thành 7 ngành, mỗi ngành đều trực thuộc sự quản lý bởi phó tổng giám đốc (DDG) hoặc trợ lý tổng giám đốc (ADG).

Tổng giám đốc đương nhiệm là người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ cơ cấu của WIPO, làm việc trực tiếp với các phòng sau:

  • Phòng quản lý nhân sự
  • Văn phòng luật sư tư vấn
  • Phòng chính sách trí tuệ nhân tạo
  • Phòng kinh tế và phân tích dữ liệu
  • Phòng giám sát nội bộ
  • Phòng chuyển đổi và phụ trách các nước phát triển

Các cơ quan hành chính của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới bao gồm:

  • Đại hội đồng: Là cơ quan quyền lực nhất WIPO, có thẩm quyền bổ nhiệm tổng giám đốc dựa trên cơ sở đề nghị của ủy ban điều phối.
  • Hội nghị: Bao gồm các quốc gia thành viên của tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ.
  • Ủy ban điều phối: Có nhiệm vụ quản lý các hoạt động và tư vấn các vấn đề hành chính, tài chính, dự trù ngân sách,..cho tổ chức.
  • Văn phòng quốc tế: Thực hiện các chức năng của thư ký, đứng đầu là tổng giám đốc đương nhiệm.

Văn phòng tổng giám đốc quản lý các phòng ban sau:

  • Nội các của DG
  • Phòng lắp ráp
  • Bộ phận tiếp thị và dịch vụ khách hàng
  • Bộ phận quản lý sự kiện
  • Phòng truyền thông và tin tức
  • Phòng xuất bản
  • Đơn vị điều phối văn phòng bên ngoài
  • Văn phòng WIPO tại Algeria
  • Văn phòng WIPO tại Brazil
  • Văn phòng WIPO tại Singapore
  • Văn phòng WIPO tại Nigeria

Lĩnh vực thương hiệu & thiết kế do phó tổng giám đốc đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban sau:

  • Cục thương hiệu, thiết kế công nghiệp và chỉ dẫn địa lý
  • Cơ quan đăng ký Madrid
  • Cơ quan đăng ký Hague
  • Cơ quan đăng ký Lisbon
  • Phòng hệ thống thông tin Hague
  • Văn phòng WIPO tại Trung Quốc

Lĩnh vực bản quyền và ngành công nghiệp sáng tạo do phó tổng giám đốc đứng đầu, chịu trách nhiệm phụ trách các phòng ban sau:

  • Phòng Quản lý bản quyền
  • Phòng luật bản quyền
  • Phòng phát triển bản quyền

Lĩnh vực phát triển do phó tổng giám đốc đứng đầu, đảm nhiệm phụ trách các phòng ban sau:

  • Học viện WIPO
  • Phòng điều phối chương trình nghị sự phát triển
  • Cục quản lý khu vực châu Phi
  • Cục quản lý khu vực các nước Ả Rập
  • Cục quản lý khu vực châu Á – Thái Bình Dương
  • Cục quản lý khu vực Mỹ Latinh và Caribe
  • Bộ phận hỗ trợ các nước kém phát triển
  • Các dự án hợp tác đặc biệt

Bằng sáng chế và lĩnh vực công nghiệp, đứng đầu là phó tổng giám đốc, có trách nhiệm quản lý các phòng ban sau:

  • Trung tâm Hòa giải WIPO
  • Phòng pháp lý và Quốc tế PCT
  • Phòng dịch vụ PCT
  • Bộ phận luật sáng chế

Lĩnh vực cơ sở hạ tầng toàn cầu ứng đầu là phó tổng giám đốc, có trách nhiệm quản lý các phòng ban sau:

  • Phòng phân loại và tiêu chuẩn quốc tế
  • Phòng đổi mới và cơ sở hạ tầng tri thức
  • Bộ phận hỗ trợ công nghệ và đổi mới
  • Bộ phận Giải pháp Kinh doanh văn phòng IP
  • Bộ phận cơ sở dữ liệu toàn cầu
  • Văn phòng WIPO tại Nhật Bản

Lĩnh vực vấn đề toàn cầu có trách nhiệm quản lý các phòng ban sau:

  • Phòng đối ngoại
  • Phòng truyền thống và thách thức toàn cầu
  • Xây dựng sự tôn trọng cho bộ phận IP
  • Bộ phận chính sách cạnh tranh và IP

Quản trị và quản lý đứng đầu là trợ lý tổng giám đốc, có trách nhiệm quản lý các phòng ban sau:

  • Phòng kế hoạch chương trình và tài chính
  • Phòng Công nghệ thông tin và Truyền thông
  • Phòng ngôn ngữ
  • Phòng cơ sở hạ tầng
  • Bộ phận mua sắm và du lịch
  • Bộ phận Đảm bảo An ninh và Thông tin
  • Phòng Hội nghị và dịch vụ tổng hợp

5. Chức năng và hoạt động của WIPO

Nhiệm vụ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là thông qua việc hợp tác quốc tế để giải quyết những thách thức về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, nối gần khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo và đổi mới ở tất cả các quốc gia thành viên.

WIPO chứa đựng dịch vụ, chính sách, thông tin và hợp tác xoay quanh sở hữu trí tuệ toàn cầu. Các chức năng và hoạt động của WIPO được thể hiện cụ thể:
  • WIPO cung cấp dịch vụ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như giải quyết các tranh chấp về IP trên phạm vi toàn cầu, giúp những nhà khoa học và nhà sáng chế tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • WIPO xây dựng mạng lưới các cơ quan điều hành và ủy ban chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi để các nước thành viên và các quan sát viên có thể trao đổi, thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức mà hệ thống sở hữu trí tuệ toàn cầu đối mặt, nhằm đảm bảo mục tiêu cốt lõi của việc khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.
  • WIPO cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu chứa đựng thông tin đa dạng về sở hữu trí tuệ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của mọi cá nhân và tập thể.
  • WIPO thường xuyên tạo cơ hội cho việc trao đổi thông tin, hợp tác với các nước thành viên và tổ chức cả chính phủ lẫn phi chính phủ, hỗ trợ và thúc đẩy bảo hộ cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời giải quyết những vấn đề chung của thế giới liên quan đến lĩnh vực này.

Vậy mục tiêu cốt lỗi của WIPO ra đời với nhiệm vụ chính là giải quyết thách thức toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ, bằng cách cung cấp dịch vụ đăng ký và bảo hộ quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin và hợp tác giữa các quốc gia, nhằm khuyến khích sáng tạo và đổi mới.

6. Vai trò của WIPO – Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới?

Quyền sở hữu trí tuệ thông thường sẽ bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, chúng chỉ tồn tại và thực thi trong phạm vi luật pháp riêng và lãnh thổ của một quốc gia. Hơn thế nữa, những sản phẩm trí tuệ mang nhiều ý tưởng sáng tạo và dễ bị “đạo nhái” sang bất kỳ quốc gia nào.

Xuất phát từ các yếu tố đặc thù và tính cấp thiết cần có một tổ chức quốc tế có thể đảm nhiệm và quản lý các vấn đề này, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ra đời với sứ mệnh đảm bảo quyền lợi và công bằng về sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, khi mà luật pháp về sở hữu trí tuệ ngày càng giống nhau tại nhiều quốc gia thì nhu cầu đơn giản hóa công tác bảo hộ lại càng trở nên cần thiết. Do đó, các chính phủ đã đàm phán và thông qua các điều ước quốc tế đa phương như Công ước Paris, Công ước Bern,…Tổ chức WIPO cũng là người đứng sau quản lý các điều ước này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là gì? mà Công ty Luật ACC đã cung cấp thông tin chi tiết đến Quý bạn đọc. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn về vấn đề Sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với ACC thông qua Zalo/hotline. ACC xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo