1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động là gì?
Tuổi nghỉ hưu (tuổi hưu trí) là độ tuổi người lao động đủ điều kiện để nhận trợ cấp hưu trí theo quy định của pháp luật. Khi tới tuổi nghỉ hưu, người lao động đang làm công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động để an dưỡng tuổi già.
Bộ Luật lao động hiện nay quy định rõ, độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ khác nhau, do sự khác nhau về bản chất sinh học, sự phát triển của thể chất và sức khỏe giữa 2 giới.
2. Quy định cách tính tuổi nghỉ hưu của người lao động
Theo quy định tại Điều 169, Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:
- Người lao động đảm bảo đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu.
- Trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình đến khi đủ 62 tuổi với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với lao động nữ vào năm 2035.
- Từ năm 2021, trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 3 tháng, của nữ là 55 tuổi 4 tháng.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, hoặc làm ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu của tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.
Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động nêu trên được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam |
Lao động nữ |
||
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
2021 |
60 tuổi 3 tháng |
2021 |
55 tuổi 4 tháng |
2022 |
60 tuổi 6 tháng |
2022 |
55 tuổi 8 tháng |
2023 |
60 tuổi 9 tháng |
2023 |
56 tuổi |
2024 |
61 tuổi |
2024 |
56 tuổi 4 tháng |
2025 |
61 tuổi 3 tháng |
2025 |
56 tuổi 8 tháng |
2026 |
61 tuổi 6 tháng |
2026 |
57 tuổi |
2027 |
61 tuổi 9 tháng |
2027 |
57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi |
62 tuổi |
2028 |
57 tuổi 8 tháng |
- |
- |
2029 |
58 tuổi |
- |
- |
2030 |
58 tuổi 4 tháng |
- |
- |
2031 |
58 tuổi 8 tháng |
- |
- |
2032 |
59 tuổi |
- |
- |
2033 |
59 tuổi 4 tháng |
- |
- |
2034 |
59 tuổi 8 tháng |
- |
- |
Từ năm 2035 trở đi |
60 tuổi |
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của lao động nam mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo đó, tính đến năm 2023, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 56 tuổi.
3. Đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn mức quy định
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 83/2022/NĐ-CP, một số cán bộ, công chức Nhà nước được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn độ tuổi nghỉ hưu thông thường. Cụ thể:
Cán bộ, công chức nữ có chức vụ dưới đây:
- Phó trưởng ban, cơ quan Đảng Trung ương, Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó tổng biên tập báo Nhân dân, Phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản.
- Phó Chủ tịch UBTW MTTQVN.
- Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội.
- Phó chánh Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng VKSND tối cao.
- Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ.
- Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Phó trưởng tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương.
- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc TW, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Ủy viên Ủy ban kiểm tra TW.
- Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH.
- Giám đốc ĐHQGHN, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam…
- Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố HCM.
- Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.
- Ủy viên ban thường vụ kiêm trưởng các ban Đảng Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố HCM.
- Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
- Công chức là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên của VKSND tối cao.
Ngoài ra, Nghị định này không áp dụng với một số trường hợp đặc biệt khác:
- Các Bộ trưởng trở lên (hoặc chức danh tương đương).
- Cán bộ thuộc đối tượng nêu trên là Ủy viên TW Đảng.
- Trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ…
4. Có được tiếp tục làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu không?
Theo quy định tại Điều 148, Bộ Luật lao động 2019 về người lao động cao tuổi: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật này. Ngoài ra, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời gian làm việc hàng ngày hoặc làm việc không trọn thời gian.
Mặc dù pháp luật cho phép người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu vẫn được tiếp tục làm việc, tuy nhiên, Nhà nước cũng khuyến khích các lao động cao tuổi chỉ nên làm việc với cường độ phù hợp để đảm bảo sức khỏe
Mọi người cùng hỏi:
Câu hỏi 1: Nghỉ hưu là gì?
Trả lời: Nghỉ hưu là giai đoạn trong cuộc đời một người khi họ dừng làm việc chính thức hoặc giảm thiểu công việc để thư giãn và tận hưởng cuộc sống sau khi đã đủ tuổi hoặc đã đủ số năm làm việc để đủ điều kiện được hưởng lương hưu từ công ty, chính phủ, hoặc hệ thống bảo hiểm xã hội.
Câu hỏi 2: Tuổi về hưu là bao nhiêu?
Trả lời: Tuổi về hưu có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức. Tuy nhiên, trong nhiều quốc gia, tuổi về hưu thường nằm trong khoảng từ 60 đến 65 tuổi. Ngoài ra, có thể có các chế độ nghỉ hưu linh hoạt, cho phép người lao động chọn tự do thời điểm nghỉ hưu phù hợp với tình hình cá nhân và sự phát triển kinh tế.
Câu hỏi 3: Tại sao nghỉ hưu quan trọng?
Trả lời: Nghỉ hưu quan trọng vì nó đánh dấu một giai đoạn trong cuộc sống mà người lao động có thể thư giãn và tận hưởng quãng thời gian sau những năm lao động vất vả. Nghỉ hưu cũng giúp giảm căng thẳng, stress trong công việc và cải thiện sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, nó cũng mở cửa cho những cơ hội mới, như tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện và du lịch.
Câu hỏi 4: Làm thế nào để chuẩn bị tài chính cho nghỉ hưu?
Trả lời: Chuẩn bị tài chính cho nghỉ hưu là một quá trình quan trọng. Một số biện pháp bạn có thể thực hiện gồm:
- Tiết kiệm và đầu tư: Tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng và đầu tư vào các khoản tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, bất động sản hoặc quỹ hưu trí để tích lũy tiền cho tương lai.
- Đóng bảo hiểm hưu trí: Tham gia vào các chương trình bảo hiểm hưu trí của chính phủ hoặc công ty để nhận lương hưu khi nghỉ hưu.
- Trả nợ: Cố gắng trả nợ và giảm bớt các khoản vay trước khi nghỉ hưu để giảm áp lực tài chính sau này.
- Lập kế hoạch chi tiêu: Xác định chi tiêu ước tính sau nghỉ hưu và lập kế hoạch ngân sách dựa trên số tiền cần thiết để duy trì cuộc sống và các hoạt động sau này.
- Tư vấn tài chính: Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính để có kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình cá nhân và mục tiêu nghỉ hưu.
Nội dung bài viết:
Bình luận