Chi phí vận chuyển là khoản chi phát sinh thường xuyên trong doanh nghiệp, từ nghiệp vụ mua hàng cho đến bán hàng, xuất nhập khẩu. Kinh tế ngày càng phát triển , vấn đề kinh doanh và vận chuyển hàng hóa lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước tình hình trên, nhiều đơn vị hàng hóa ra đời với đa dạng dịch vụ như vận chuyển nội địa, dịch vụ vận chuyển quốc tế,… Vậy Chi tiết về quy trình tính thuế nhập khẩu theo giá FOB như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Chi tiết về quy trình tính thuế nhập khẩu theo giá FOB
1. Giá FOB là gì?
FOB là viết tắt trong tiếng Anh của từ Free on board, nghĩa là điều kiện giao hàng miễn các trách nhiệm của người bán khi hàng đã được xếp lên boong tàu. Tức là khi hàng hóa chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người bán, còn sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả các trách nhiệm sẽ thuộc về người mua.
Lan can tàu chính là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Và trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác hàng hóa phải trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển. Các điều kiện tự nhiên như sóng thần hoặc trong trường hợp hy hữu là gặp cướp biển thì sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển, khi đo hàng hóa của bạn có thể bị mất trắng. Và theo điều kiện FOB thì người bán không phải có trách nhiệm gì với bên mua. Chính vì vậy, người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa
2. Trách nhiệm của người bán và người mua theo điều kiện FOB
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về quy trình thì nhà nhập khẩu cần nhớ được các nghĩa vụ của người mua và người bán về các chi phí trong quá trình nhập hàng theo điều kiện FOB . Được tóm gọn theo bảng:
Điều kiện XNK | Các nghĩa vụ | Nghĩa vụ người bán | Nghĩa vụ người mua |
FOB | Nghĩa vụ về chi phí | Người bán chịu mọi chi phí tới khi giao hàng bao gồm: – Chi phí làm thủ tục xuất khẩu – Thuế, phí xuất khẩu – Phí vận chuyển hàng hóa đến cảng – Phí xếp hàng lên trên tàu – Phí chuyển phát chứng từ cho người mua – Các chi phí phát sinh nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát hàng hóa trước khi hàng được đặt an toàn lên trên tàu |
Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm giao hàng: – Thanh toán tiền hàng cho người bán theo hợp đồng – Thuê tàu chuyên chở hàng hóa – Các chi phí làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa – Thuế, phí nhập khẩu – Các chi phí phát sinh nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát hàng hóa sau khi hàng hóa được đặt lên trên tàu – Bảo hiểm hàng hóa nếu cần – Mọi chi phí trong trường hợp người bán phải chi trả trong việc hỗ trợ người mua đưa hàng về điểm đích của người mua |
EXW | Nghĩa vụ về chi phí | Người bán chịu mọi chi phí tới khi giao hàng tại địa điểm thỏa thuận bao gồm: – Mọi chi phí phát sinh trước khi người mua nhận hàng tại địa điểm và thời gian đã nêu trong hợp đồng – Tất cả các chi phí kiểm soát hàng hóa như cân đong đo đếm, kiếm tra chất lượng – Phí đóng gói, dán nhãn hàng hóa – Chi phí chuyển hàng đến địa điểm thỏa thuận nếu địa điểm đó không là kho của người bán – Chi phí cho việc hỗ trợ người mua xuất khẩu hàng hóa – Chi phí cung cấp mọi thông tin để người mua mua bảo hiểm. |
Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm nhận hàng tại điểm thỏa thuận:
– Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng – Cước vận chuyển – Phí xếp dỡ hàng hóa cả ở cảng đi và cảng đích – Thuế phí xuất khẩu, nhập khẩu – Các chi phí phát sinh nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát hàng hóa sau khi nhận hàng hóa. – Mọi phí phát sinh nếu không kịp nhận hàng vào thời điểm quy định. – Mọi chi phí nếu không chỉ định được hãng vận chuyển hoặc người vận chuyển không thể nhận hàng – Hoàn phí mà người bán phải chi trả trong việc hỗ trợ người mua đưa hàng về điểm đích. – Bảo hiểm hàng hóa nếu cần |
3. Công thức tính thuế
Thuế xuất nhập khẩu có phần khác biết với thuế doanh thu trên tổng doanh thu trong tháng. Thuế xuất nhập khẩu sẽ được tính theo từng chuyến hàng xuất nhập khẩu theo công thức như sau:
Số lượng hàng xuất nhập khẩu x Đơn giá hàng xuất nhập khẩu (tiền Việt Nam) x TS thuế xuất nhập khẩu (%) = Thuế xuất nhập khẩu phải nộp
Đơn giá hàng xuất nhập khẩu tính bằng tiền Việt Nam để tính thuế:
- Nhập khẩu: Tỷ giá thực tế mua vào của ngân hàng ngoại thương nhân với đơn giá CIF ngoại tệ.
- Xuất khẩu: tỷ giá thực tế mua vào của ngân hàng ngoại thương nhân với đơn giá FOB ngoại tệ.
Trên đây là các thông tin về Chi tiết về quy trình tính thuế nhập khẩu theo giá FOB mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận