Sự kiện bất ngờ là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, có nghĩa là, người thực hiện hành vi phạm tội do Bộ luật hình sự 2015 quy định, gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vì lý do sự kiện bất ngờ thì người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Vậy sự kiện bất ngờ khác gì so với tình thế cấp thiết? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Phân biệt tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ.
Phân biệt tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ
1. Sự kiện bất ngờ là gì?
Sự kiện bất ngờ là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, có nghĩa là, người thực hiện hành vi phạm tội do Bộ luật hình sự 2015 quy định, gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vì lý do sự kiện bất ngờ thì người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Cụ thể Bộ luật hình sự 2015 định nghĩa sự kiện bất ngờ như sau:
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xảy ra khi thực hiện hành vi gây ra nguy hại cho xã hội nhưng người thực hiện phạm tội không thể thấy trước được hậu quả của mình hoặc pháp luật không buộc người này phải thấy trước hậu quả đó thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi đó gây ra. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thông qua loại trừ yếu tố lỗi. Một sự kiện được xem là sự kiện bất ngờ khi hội tụ đủ các yếu tố sau:
- Chủ thể phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
- Hành vi xâm hại đến đối tượng mà luật hình sự điều chỉnh và phải gây ra nguy hiểm đủ để gây hại cho xã hội theo quy định của luật hình sự
- Người thực hiện hành vi không mong muốn hậu quả xảy ra do hành vi đó gây ra
- Người thực hiện hành vi không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả và không thấy trước được hậu quả hoặc pháp luật không buộc họ phải thấy.
Khi sự kiện cấu thành đủ các yếu tố trên thì sẽ được xem là sự kiện bất ngờ và hiển nhiên người thực hiện hành vi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.
Ví dụ minh họa: A, B, C chơi trốn tìm trên đường làng. Để A không tìm được mình nên B đã trốn trong đống rơm trên đường nhưng lại ngủ quên trong đó. Ông N lái xe máy cày trên đường về nhà và đã lái qua đống rơm mà B nằm ngủ khiến cho B chết ngay tại chỗ. Trong trường hợp này, ông N sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay bất kỳ tội gì bởi lẽ ông N hiển nhiên không thể biết được B trốn trong đóng rơm và việc B ngủ trong đống rơm và ông N cán qua B chỉ là một sự kiện bất ngờ.
2. Phân biệt tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ:
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xảy ra khi thực hiện hành vi gây ra nguy hại cho xã hội nhưng người thực hiện phạm tội không thể thấy trước được hậu quả của mình hoặc pháp luật không buộc người này phải thấy trước hậu quả đó thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi đó gây ra. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thông qua loại trừ yếu tố lỗi.
Tình thế cấp thiết:
“Tình thế cấp thiết là tình thể của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thể cấp thiết không phải là tội phạm”. (Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
Chế định tình thế cấp thiết được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lí, khuyến khích mọi người có hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc đang bị đe dọa xảy ra ngay. Cũng như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết là quyền của mỗi cá nhân. Để hướng mọi người thực hiện đúng quyền này của mình, Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy đỉnh rõ cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết.
3. Quy định sự kiện bất ngờ theo quy định của luật hình sự
Sự kiện bất ngờ được quy định cụ thể tại Điều 20 của Bộ luật hình sự như sau:
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ có những đặc điểm rất giống với một tội phạm cụ thể về mặt khách quan như có hành vi và có gây thiệt hại cho nhà nước, cho cá nhân, cho tổ chức nào đó. Cũng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Điểm khác biệt quan trọng nhất và cũng là do đặc điểm này mà một người gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự đó là người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong sự bất ngờ không có lỗi tức là không có lỗ cố ý, lỗi vô ý bởi vì họ không có cách nào để lựa chọn cách xử sự đối với hành vi của mình.
Những người gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp được xác định là sự kiện bất ngờ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.
4. Các dấu hiệu của sự kiện bất ngờ
Thứ nhất: Đối với chủ thể thực hiện hành vi gây nguy hiểm phải là chủ thể đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Nếu không đáp ứng điều kiện này thì họ vô tội không phải vì yếu tố sự kiện bất ngờ mà vì họ không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại phải xâm hại đến lợi ích mà Luật Hình sự bảo vệ. Tức các hành vi gây thiệt hại được quy định trong bộ luật hình sự. Hành vi ấy thực tế là phải gây hại cho xã hội.
Trong trường hợp sự kiện bất ngờ người gây thiệt hại không nhận thức rằng khi thực hiện hành vi thì sẽ có hậu quả, hay là không thấy được hậu quả và họ cũng không có nghĩa vụ phải biết điều đó. Nếu họ có nghĩa vụ phải biết điều đó và có điều kiện để biết điều đó thì họ có thể bị truy cứu vì lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm nào đó tương ứng.
Bên cạnh đó về mặt ý chí (mong muốn) của người thực hiện hành vi cũng không mong muốn hậu quả của hành vi đó sẽ xảy ra.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phân biệt tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận