Phân biệt “tiền sử dụng đất” và “tiền thuế sử dụng đất”

1. Thế nào là quyền sử dụng đất?

Luật Đất đai không có quy định rõ ràng khái niệm Quyền sử dụng đất, nhưng luật cũng đưa ra khái niệm liên quan. Căn cứ pháp lý tại Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì:

Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất; được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.

2. Điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số quy định thi hành Luật Đất đai; để được công nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình; cá nhân phải đủ điều kiện theo từng trường hợp như sau:

– Khi người dân có một trong những loại giấy tờ theo quy định của các căn cứ nêu trên (Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất);

– Đất không thuộc diện đang tranh chấp, hay có đơn từ khởi kiện; không vướng mắc về tính pháp lý của đất;

– Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định; không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Phân biệt “tiền sử dụng đất” và “tiền thuế sử dụng đất”

Sự giống nhau

Điểm b và điểm c khoản 1 Điều 107 Luật đất đai năm 2013 quy định, tiền sử dụng đất và tiền thuế sử dụng đất là một trong các khoản thu tài chính từ đất đai.

Người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuế đất; hoặc công nhận quyền sử dụng đất thì phải đóng tiền sử dụng đất; và thuế sử dụng đất theo quy định.

Đóng tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất. Không đóng thuế đất hay không đóng tiền sử dụng đất đều vi phạm luật đất đai và luật thuế; sẽ phải đóng tiền nộp chậm và bị xử phạt theo quy định tùy theo mức độ vi phạm.

Sự khác nhau

Tiêu chí Tiền sử dụng đất Tiền thuế sử dụng đất
Khái niệm Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Thuế sử dụng đất là loại thuế gián thu mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Đối tượng – Đối tượng thu tiền sử dụng đất được quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP – Đất nông nghiệp: Là người sử dụng đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng vào sản xuất nông nghiệp.
– Đất phi nông nghiệp: Là người có quyền sử dụng các loại đất sau: đất ở tại nông thôn và đất ở tại thành thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Công thức tính Tiền sử dụng đất phải nộp = Giá đất được tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất x Diện tích đất sử dụng – tiền sử dụng đất được giảm theo quy định ( nếu có ) – Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất ( nếu có). Thuế sử dụng đất phải nộp = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất x Thuế suất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo