Chắc hẳn nhiều khách hàng khi bắt đầu kinh doanh, có quan hệ với ngân hàng đều nghe đến cụm từ “ký quỹ“. Vậy, tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tiền ký quỹ là gì?
Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức tại các ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng và các bên có liên quan.
Mỗi công ty hay doanh doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp định thực hiện 1 công việc gì hoặc 1 dự án gì đó. Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết hạn thời gian ký quỹ.
Dịch vụ tiền gửi ký quỹ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam quy định phải ký quỹ. Cụ thể như:
- Tư vấn du học
- Cho thuê lại lao động
- Kinh doanh bảo hiểm
- Bán hàng đa cấp
- Lữ hành quốc tế
- Dịch vụ việc làm
- Kinh doanh tạm nhập – tái xuất
- Doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng..
2. Tài khoản ký quỹ là gì?
Tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ tiến hành gửi một khoản tiền, đá quý, kim khí quý hoặc một số giấy tờ có giá trị vào tài khoản của một tổ chức tín dụng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Ký quỹ là một trong bảy biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán và bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra.
Tài khoản ký quỹ là tài khoản được lập ra nhằm gửi tiền có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của một tổ chức tại các ngân hàng, với mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó với ngân hàng và các bên có lên quan.
Đa số các công ty hoặc doanh nghiệp sẽ gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hoặc các giấy tờ có giá trị khác để có thể đảm bảo thực hiện công việc hoặc dự án nào đó, khi hết hạn thời gian ký quỹ phải theo dõi và kịp thời thu hồi.
3. Các loại tiền gửi ký quỹ hiện nay:
Ký quỹ mở L/C
Đối với khái nhiệm ký gửi mở L/C là gì?, bạn hiểu một cách đơn giản L/C là chữ viết tắt của Letter of credit có nghĩa là “thư tín dụng”.
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
L/C được thành lập trên cơ sở của HĐ ngoại thương nhưng khi đã phát hành ra rồi thì nó hoàn toàn độc lập với HĐNT.
Tức là, sau khi Hợp đồng ngoại thương đã được ký kết, người mua trên cơ sở các nội dung (các điều khoản của hợp đồng) thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đến Ngân hàng (nước nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng này ký phát ra một thư tín dụng để cam kết thanh toán cho người xuất khẩu (dưới sự hướng dẫn và yêu cầu đáp ứng các điều kiện của ngân hàng đưa ra).
Sau khi L/C được phát hành ra rồi, nếu người xuất khẩu đồng ý và chấp nhận những nội dung của nó thì sau này người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ của mình được quy định trong thư tín dụng (không theo hợp đồng nữa – nên có sự khác nhau giữa L/C và H/Đ)
Ký quỹ bảo lãnh
Hiểu một cách đơn giản là đảm bảo thanh toán cho chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành.
Cụ thể ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.
Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh.
Có thể thấy, ký quỹ bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lý do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.
Ký quỹ để đảm bảo cho việc phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng
Theo đó, làm thẻ tín dụng ký quỹ là một cách làm thẻ tín dụng thông qua tài sản bảo đảm, bạn sẽ gửi một khoản tiền vào ngân hàng như một căn cứ để chứng minh cho ngân hàng thấy mình có đủ khả năng trả được nợ (số tiền được cấp từ thẻ tín dụng).
Đặc điểm của loại dịch vụ ký gửi ngân hàng này là:
- Mang tiền mặt (hoặc đá quý, kim quý) tới ngân hàng và yêu cầu “gửi ký quỹ làm thẻ”;
- Số tiền ký quỹ sẽ được hưởng lãi suất;
- Không được rút số tiền này cho tới khi bạn không dùng thẻ nữa (hoặc khi thẻ hết hiệu lực);
- Các ngân hàng đều chấp nhận mở thẻ tín dụng ký quỹ.
Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward tại ngân hàng muốn gửi
Nghiệp vụ Forward tức là nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn. Đây là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ hối đoái có kỳ hạn và một số ngân hàng đã có loại ký quỹ để thực hiện nghiệp vụ này.
Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định
Theo đó, để được phép hoạt động một số ngành nghề như kinh doanh lữ hành, hoạt động xuất khẩu lao động, hoạt động giới thiệu việc làm, hoạt động bán hàng đa cấp… khách hàng có thể mở tài khoản ký quỹ ngân hàng.
Mức ký quỹ đối với từng ngành nghề sẽ có sự khác nhau. Ví dụ kinh doanh lữ hành nội địa mức ký gửi có thể 100 triệu đồng, còn kinh doanh lữ hành quốc tế, con số này có thể lên đến 250 triệu đồng….
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận