1. Tỉ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
Tỷ suất lợi nhuận gộp còn có tên gọi khác là Gross Profit Margin hay còn gọi là biên lợi nhuận gộp. Gross Profit Margin là chỉ số được sử dụng nhằm đánh giá mô hình kinh doanh và sức khoẻ tài chính doanh nghiệp bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
2. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp hay còn gọi là tỷ lệ lãi gộp với công thức tính lợi nhuận gộp chia cho tổng doanh thu. Cụ thể cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Trong đó:
-
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán.
-
Doanh thu là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng trong một giai đoạn cụ thể và được phản ánh thông qua báo cáo tài chính của công ty.
-
Giá vốn hàng bán là tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Có thể là những chi phí như chi phí sản xuất, phí bảo quản, lưu kho hay vận chuyển, tiếp thị…
-
Lợi nhuận phản ánh giá trị về doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Với các sản phẩm khác nhau thì lợi nhuận cũng khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp muốn xác định lợi nhuận cần phải dựa theo giá bán và giá vốn hàng bán.
Lưu ý: Trong một số trường hợp doanh thu được thay thế bằng doanh thu thuần thì công thức tính tỷ lệ lãi gộp sẽ được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Ví dụ minh họa: Năm 2022 Công ty cổ phần X có lợi nhuận gộp là 30.000 USD, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 150.000 USD. Hãy tính tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp X trong năm 2022.
Áp dụng công thức tính Gross Profit Margin, tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu.
Khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp = 30.000 / 150.000 = 20%.
Như vậy tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp X trong năm 2022 là 20%. Cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem về cho công ty X 20 đồng lợi nhuận gộp.
3. Ý nghĩa của chỉ số Gross Profit Margin
Ý nghĩa tỷ suất lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp biết được mức lợi nhuận mà họ đạt được, có đáp ứng được mục tiêu hay mong muốn của doanh nghiệp hay không. Từ chỉ số này, nhà quản trị sẽ đưa ra những chính sách về giá bán và chương trình bán hàng nhằm điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp với chi phí vốn bỏ ra.
Ngoài ra, từ số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh được chi phí vốn hàng hoá từ khâu sản xuất, vận chuyển hoặc bảo quản để tối ưu khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
Đặc biệt, với những mục tiêu dài hạn thì lợi nhuận là yếu tố quan trọng giúp xác định các khả năng thực hiện nguồn vốn trong tương lai và tiềm năng mở rộng, phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chỉ số tỷ lệ lãi gộp này còn được các chuyên gia phân tích sử dụng nhằm mục đích so sánh các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn thì doanh nghiệp đó đang có cơ hội phát triển và kiểm soát chi phí tốt hơn.
4. Phân biệt tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên và tỷ suất lợi nhuận ròng khác nhau như thế nào mà có nhiều người lại nhầm lẫn giữa hai chỉ số này. Dưới đây là những tiêu chí phân biệt giữa hai chỉ số này, cùng theo dõi nhé!
-
Điểm giống nhau: Tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng đều là các chỉ số phản ánh lợi nhuận và được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
-
Điểm khác nhau: Theo dõi bảng dưới đây.
Phân biệt tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng
5. Những lưu ý khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp bạn nên biết
Khi sử dụng kết quả tính tỷ suất lợi nhuận gộp để làm thước đo đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp thì nhà quản trị cần lưu ý đến các giá trị phản ánh lợi nhuận so với doanh thu. Doanh nghiệp nào sở hữu tỷ suất lợi nhuận gộp cao thì doanh nghiệp đó đang có lãi ròng rất khả quan.
Ngoài ra, khi so sánh hai doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, nhiều nhà quản trị cho rằng doanh nghiệp nào đạt được lợi nhuận gộp cao thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Nhưng đây là một đánh giá mang tính cảm quan và sai lầm, bởi lợi nhuận gộp không được xem là chỉ số phản ánh chính xác mà các giá trị phản ánh qua doanh thu mới mang đến giá trị về lợi nhuận.
Việc phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp biết được lợi nhuận đạt được có phù hợp với giá trị hoạt động của doanh nghiệp hay không. Cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó như thế nào.
Nội dung bài viết:
Bình luận