Với các nhân viên kế toán và các lãnh đạo của một công ty, việc lập báo cáo tài chính, đọc và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu. Khi nhìn vào Báo cáo tài chính, chúng ta thường để ý nhất là những con số. Những con số có thể biểu thị cho sự thịnh vượng hay nghèo đói nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy tín hiệu về những vấn đề bất thường trong công ty. Vậy Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính công đoàn như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)
Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp hay báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.
Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp này ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008).
2. Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì?
BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý DN cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
– BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.
– BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN.
– BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.
– BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.
Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư. Hội đồng quản trị DN người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN.
3. Mục đích của báo cáo tài chính
Theo Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Các luồng tiền.
- Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
4. Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế bao gồm những gì?
Các tờ khai quyết toán thuế:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Bộ báo cáo tài chính
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bảng cân đối tài khoản
Phụ lục đi kèm:
– Thuyết minh BCTC
– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Nội dung báo cáo tài chính
BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:
– Tài sản
– Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
– Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
– Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
– Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:
– Chế độ kế toán áp dụng
– Hình thức kế toán
– Nguyên tắc ghi nhận,
– Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
– Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh
– …..
5. Kỳ lập báo cáo tài chính
– Kỳ lập BCTC năm
Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
– Kỳ lập BCTC giữa niên độ
Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
– Kỳ lập BCTC khác
Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
6. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính công đoàn
- 1/ Nguyên tắc :
- •- Căn cứ kết quả thu kinh phí và đoàn phí năm 2013
- Căn cứ vào số LĐ, đoàn viên hiện có
- 2/ Nội dung :
- a/ Dự toán nguồn thu :
- •- Thu Kinh phí CĐ theo khoản 2 điều 26 Luật CĐ năm 2012 và quyết định 1935/QĐ-TLĐ ngày 29/11/2013 của Tổng LĐLĐ về việc ban hành quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.
- •- Thu đoàn phí công đoàn thực hiện theo hướng dẫn số 1803/HD-TLĐ ngày 29/11/2013 của TLĐ về việc hướng dẫn đóng đoàn phí CĐ.
- •- Thu khác : trên cơ sở ước thực hiện năm 2013, phân tích để xác lập kế hoạch thu khác năm 2014 tương đối xác thực, tránh tình trạng trong dự toán không ghi thu, nhưng khi báo cáo quyết toán lại có số thu khác quá lớn.
- Tài chính CĐ tích lũy dự kiến của năm 2013 được chuyễn sang năm 2014 để sử dụng.
- b/Dự toán chi :
- Phân phối số thu tài chính CĐ theo đúng quyết định 1935/QĐ-TLĐ ngày 29/11/2013 của Tổng LĐLĐ về việc ban hành quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.: CĐCS được sử dụng 65% số thu KPCĐ, 60% số thu đoàn phí và 100% số thu khác.
- Nội dung phạm vi thu, chi, quản lý tài chính CĐCS thực hiện theo QĐ số 171/QĐ-TLĐ Ngày 9/1/2013 : chi lương và PC 30%; phong trào : 60%; quản lý hành chính 10% trên tổng số KP+ĐP CĐCS được sử dụng.
- c/ Hồ sơ dự toán :
- Báo cáo dự toán năm 2014 ( Mẫu số B14/DTCS-TLĐ). “Ghi đầy đủ số lao động hiện có, số đoàn viên và tổng quỹ lương”.
- Bảng thuyết minh chi tiết dự toán thu, chi tài chính CĐ năm 2013 kèm kế hoạch hoạt động công đoàn của đơn vị.
- CÁCH TÍNH DỰ TOÁN THAM KHẢO
- Số liệu cơ bản:Số Lao động: 50, Số đoàn viên: 40, Tổng q/lương: 2.700.000.000Tổng số thu được giữ lại để chi gồm : 65% kinh phí cấp trên cấp; 60% đoàn phí CĐ và 100% số thu khác tại CĐCS
Cụ thể = 21.060.000+(7.200.000)*60%+5.000.000=30.380.000
- –Lương, pc cán bộ không CT= tổng thu trong năm (30.380.000*30% = 9.114.000đ)
- –Chi hành chính : tổng thu trong năm (30.380.000* 10% = 3.326.000đ)
- –Chi phong trào (mục 31) = Tổng thu – (số nộp đoàn phí + khoản chi lương + khoản chi hành chính) = 33.260.000 – (2.880.000 + 9.114.000 + 3.326.000) = 17.940.000đ
- –Đoàn phí nộp cấp trên:
+ Khối HCSN = 21.600.000đ * 40% =8.600.000 (mục 37)
+ Khối DN = 7.200.000đ * 40% = 2.880.000đ (mục 37)
* Lập Quy chế chi tiêu nội bộ
Lưu ý : CĐCS nộp dự toán và Quy chế chi tiêu nội bộ cho CĐ cấp trên trong quý 1/2014.
Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán
(theo mẫu B07/QTCS-TLĐ)Kế toán ghi đầy đủ: (đa số các CĐCS ghi thiếu 3 nội dung sau)
- Số lao động bình quân trong kỳ báo cáo
- Số đoàn viên
- Tổng quỹ lương bình quân trong kỳ báo cáo
-
- –Thu khác:c/cư số thực hiện năm trước để ước số dự toán =5.000.000 (mục 24)
- –KP cấp trên cấp: =2.700.000.000*50 người*12 thg*2%*65%=21.060.000 (mục 25)Dự toán Phần thu: 33.260.000
- –Số thu kinh phí = 0 (mục 22) (Không ghi mục này)
- –Số thu đoàn phí=
+ Khối HCSN = (2.700.000.000/50*40)*1% =21.600.000 (mục 23)
+ Khối DN = (15.000đ * 40* 12 thg=7.200.000đ (mục 23)
- Dự toán Phần chi: 33.260.000
- Quyết toán thu: căn cứ thực tế thu
- Ghi cột Mã số 23, Mã số 24 nếu có thu khác
- Ghi Mã số 25= (2% KPCĐ nộp x 65% được trích lại)
- Ghi Mã số 26 nếu còn sồ dư kỳ trươc chuyển sang
- Chú ý số liệu KP cấp trên cấp phải khớp đúng với số liệu của chứng từ ( số tiền, thời gian)
- Quyết toán chi:
- –Căn cứ tình hình thực tế chi tại đơn vị
- –Các khoản chi phải quyết toán đúng với chứng từ (số tiền, thời gian chi)
- –Đưa các khoản chi vào đúng các mục chi quy định
- –Mã số 37 = Mã số 23 x 40% nộp ĐPCĐ cấp trên
- –Bảng kê chứng từ.
- Tính chênh lệch thu, chi:
- –Nếu thu >chi: tiền thừa được mang sang quý sau để sử dụng
- –Lưu ý : Không có trường hợp ngược lại tức thu
- Báo cáo được lập thành 2 bản như nhau gồm :+ Mẫu B07/QTCS-TLĐ+ Bảng kê chứng từ chi
- Báo cáo được gởi lên CĐ cấp trên theo kỳ BC.
- Thời hạn gởi BC trong vòng 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo. Tuy nhiên để tránh trường hợp bị lệch số kinh phí cấp trên cấp so với báo cáo của CĐCS trong kỳ báo cáo quyết toán. Đề nghị CĐCS sắp xếp nộp KPCĐ và đoàn phí cho CĐ cấp trên hạn chót là ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
7. Các câu hỏi thường gặp
Thời hạn nộp báo cáo tài chính?
– Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Ví dụ: Thời hạn bộ nộp BCTC năm 2014 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2015. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 ( bốn mươi lăm) , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.
Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?
Hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
– Báo cáo tài chính tình hình kinh doanh
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
– Bản cân đối tài khoản
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ai là người chuẩn bị các báo cáo tài chính cho những người sử dụng bên ngoài?
Theo như phân tích trên, người lập báo cáo tài chính là doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm điều hành việc lập báo cáo tài chính để gởi ra bên ngoài. Trên báo cáo tài chính có đầy đủ chữ ký, trong đó phải có chữ ký của giám đốc và con dấu. Giám đốc chịu trách nhiệm chính về báo cáo tài chính chứ không phải kế toán trưởng. Kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc, các quy định có liên quan.
Trên đây là Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính công đoàn mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận