1. Khái niệm thương mại quốc tế
Ban đầu, thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các nước nhằm mục đích mang lại lợi ích mà hoạt động buôn bán, trao đổi trong nước không có hoặc không bằng. Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là buôn bán hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm cả các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư vì mục đích sinh lợi...
Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch...
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, nếu tiếp cận theo khái niệm này, thương mại quốc tế cũng sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng. Theo nghĩa đó, thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tó nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) sẽ bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về thương mại quốc tế, tuy nhiên, có thể hiểu:
Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
2. Các loại hình thương mại quốc tế
Có nhiều cách tiếp cận về các loại hình thương mại quốc tế. Trước đây, khi nói về thương mại quốc tế, dưới góc độ quốc gia, người ta thường phân thành hai luồng hàng hóa: xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại hiện đại, xuất hiện những hình thức thương mại quốc tế mới như: xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập...; đặc biệt còn xuất hiện thương mại về dịch vụ. Nên cách phân loại về hình thức thương mại quốc tế này trở nên kém phù họp.
Trong khuôn khổ Giáo trình này, thương mại quốc tế được tiếp cận với hai loại hình: Thương mại quốc tế về hàng hóa và thương mại quốc tế về dịch vụ.
2.1 Thương mại quốc tế về hàng hóa
Theo nghĩa chung nhất, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Hàng hóa được chia thành hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình.
Thương mại quốc tế về hàng hóa bao gồm: Thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình và thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình. Trong đó, thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình bao gồm tất cả các hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng hóa nhìn thấy được, đo đếm được, từ máy móc thiết bị, đến nông sản, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu... Thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình bao gồm thương mại quốc tế liên quan đến các hàng hóa không nhìn thấy được như phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu...
Hàng hóa có thế được cung ứng ra thị trường quốc tế thông qua các phương thức sau:
- Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóá được sản xuất ở trong nước ra nước ngoài tiêu thụ. Nhập khẩu là quá trình đưa hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài vào trong nước tiêu thụ.
Trong hoạt động xuất khẩu, có thể bao gồm cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Ở trường họp xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Ví dụ, việc cung cấp hàng hóa cho các khu ngoại giao đoàn, khách du lịch quốc tế...
- Gia công quốc tế:
Hoạt động này bao gồm cả hoạt động gia công thuê cho nước ngoài (Việt Nam hiện hay thực hiện hình thức này đối với mặt hàng dệt may và da giầy) và thuê nước ngoài gia công (trên thế giới hiện nay, các nước công nghiệp phát triển thường thuê các nước đang phát triển gia công thuê các hàng hóa cho minh và trả cho họ một khoản phí gia công, phí gia công chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong quá trình sinh lời của sản phẩm).
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu:
Trong hoạt động tái xuất khẩu: hàng hóa được nhập khẩu tạm thời từ thị trường nước ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến.
Trong hoạt động chuyển khẩu: không có hành vi mua bán hàng hóa, mà ở đây thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi hàng hóa...
2.2 Thương mại quốc tế về dịch vụ
Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do dịch vụ có nhiều tính chất phức tạp nên cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh về dịch vụ. Ngay cả Hiệp định chung về Thưomg mại và dịch vụ trong khuôn khổ WTO (GATS) cũng không có khái niệm về dịch vụ.
“Theo nghĩa rộng: dịch vụ được xem là một ngành kinh tế thứ ba. Với cách hiểu này, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành nông nghiệp và công nghiệp đều được xem là thuộc ngành dịch vụ.
Một định nghĩa khác về dịch vụ là: dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật chất” - Cao Minh Nghĩa - Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng quan li thuyết về ngành kinh tế dịch vụ - Phần I, http://www.hids.hochiminh city.gov.vn.
Có thế định nghĩa một cách chung nhất: Dịch vụ là những hoạt động tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thế, không dân đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
a) Phân biệt hàng hóa và dịch vụ
- Dịch vụ có tính vô hình hay phi vật chất, còn hàng hóa phần nhiều là hữu hình (trừ hàng hóa vô hình). Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Có dịch vụ là hữu hình, ví dụ như báo cáo của nhà tư vấn được ghi trên đĩa CD, hay các ổ cứng lưu trữ. Tuy nhiên, giá trị vật chất hữú hình (vật mang dịch vụ) ở đây là không đáng kể so với nội dung vô hình chứa trong vật mang.
- Dịch vụ không lưu trữ được. Khác với sản xuất hàng hóa, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó mới đem tiêu thụ. Dịch vụ đòi hỏi quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời. Không thể mua vé xem bóng đá trận này để xem trận khác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, theo đó dịch vụ có thể lưu trữ được, ví dụ hệ thống trả lời điện thoại tự động.
- Hàm lượng tri thức trong dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn. Người ta không cần các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình như dây chuyền sản xuất hay nhà máy như sản xuất hàng hóa để sản xuất ra dịch vụ, mà giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động dịch vụ là yếu tố con người, thể hiện qua quá trình sử dụng chất xám và các kĩ năng chuyên biệt với sự hỗ trợ của các dụng cụ, trang thiết bị và công nghệ. Đối với những ngành dịch vụ có tính truyền thống như phân phối, vận tải hay du lịch thì tầm quan họng của cơ sở vật chất kĩ thuật cũng rất đáng kể, tuy thế, vai trò của tri thức vẫn là chủ yếu và không thể thiếu.
- Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Đây là đặc điểm nổi bật và quan trọng của dịch vụ, thể hiện ở chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hóa, chuyên nghiệp hóa và quan trọng hơn là sự xuất hiện liên tục những dịch vụ mới. Thể hiện rõ nét nhất ở dịch vụ điện thoại di động, từ thế hệ thứ nhất (1G - the first generation) theo kĩ thuật analog chỉ có khả năng truyền thoại cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX; đầu thập niên 90 đã chuyển sang thế hệ thứ hai (2G - the second generation) có cả hai công năng truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kĩ thuật so; frong những năm đầu của thế kỉ XXI, thế giới tiếp cận với thế hệ điện thoại di động thứ ba (3G - the thữd generation) tiên tiến hơn hẳn các thế hệ trước đó, nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh, video clips...); những năm gần đây chúng ta đang tiếp cận công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư (4G - the fourth generation) cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 -1,5 Gbit/s.
- Cách thức bảo hộ các ngành dịch vụ nội địa có sự khác biệt lớn so với hàng hóa. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung thường được bảo hộ bằng cách đánh thuế hải quan tại cửa khẩu hoặc áp dụng các biện pháp phi thuế quan. Còn đối với các ngành dịch vụ, do bản chất vô hình của dịch vụ, và vì nhiều giao dịch dịch vụ không cần sự dịch chuyển qua biên giới, nên không thể bảo hộ các ngành dịch vụ bằng các biện pháp áp dụng tại cửa khẩu. Các ngành công nghiệp dịch vụ chủ yếu được bảo hộ bằng pháp luật quốc gia về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, hạn chế bằng cách khống chế tỉ lệ góp vốn đầu tư của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, hoặc thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ; hoặc không áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) trong một số lĩnh vực dịch vụ.
b) Phân loại dịch vụ:
Trong khuôn khổ WTO, GATS không có quy định chính thức về cách thức phân loại dịch vụ. Tuy nhiên, Ban Thư kí của WTO đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155 phân ngành dịch vụ (mỗi ngành bao gồm nhiều phân ngành).
Bảng 2.3. Các ngành dịch vụ theo phân loại không chính thức của GATS
TT | Ngành dịch vụ | Mô tả chung |
1 | Dịch vụ kinh doanh | Bao gồm các dịch vụ chuyên môn như dịch vụ pháp lý, kế toán, kiểm toán, kiến trúc; dịch vụ máy tính; dịch vụ nghiên cứu và phát triển; dịch vụ bất động sản... |
2 | Dịch vụ thông tin | Bao gồm dịch vụ chuyển phát, viễn thông và báo chí. |
3 | Dịch vụ xây dựng | Công việc Hên quan đến xây dựng nhà cửa nói chung, dịch vụ lắp đặt, lắp ráp... |
4 | Dịch vụ phân phối | Bao gồm dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền thương mại. |
5 | Dịch vụ giáo dục | Bao gồm các dịch vụ giáo dục cơ sở, giáo dục trung học, giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, dịch vụ giáo dục khác. |
6 | Dịch vụ môi trường | Bao gồm các dịch vụ xử lý nước thải, xử lý rác thải, dịch vụ vệ sinh, các dịch vụ khác. |
7 | Dịch vụ tài chính | Bao gồm dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán. |
8 | Dịch vụ y tế | Bao gồm dịch vụ bệnh viện, nha khoa và các dịch vụ y tế khác. |
9 | Dịch vụ du lịch | Bao gồm dịch vụ khách sạn và nhà hàng, đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch, các dịch vụ du lịch khác. |
10 | Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao | Bao gồm các dịch vụ giải trí, tiêu khiển, dịch dụ thông tấn, dịch vụ thư viện, lưu trữ, bảo tàng; dịch vụ thể thao và các dịch vụ giải trí khác. |
11 | Dịch vụ vận tải | Bao gồm dịch vụ vận tải biển, vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, các dịch vụ hỗ trợ vận tải. |
12 | Dịch vụ khác |
c) Các phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế:
Thương mại quốc tế về dịch vụ thực hiện theo các phương thức khác nhau. Theo GATS, có bốn phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế:
- Phương thức 1: Cung cấp dịch vụ qua biên giới
Là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của nước này sang lãnh thổ của nước khác. Ví dụ, vận tải hàng hóa hoặc hành khách từ Việt Nam đi các nước khác.
- Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
Là phương thức theo đó người tiêu dùng của nước này di chuyển sang lãnh thổ của một nước khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ du lịch, dịch vụ giáo dục qua con đường du học.
- Phương thức 3: Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
Là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của nước này thiết lập các hình thức hiện diện thương mại (như công ti 100% vốn nước ngoài, công ti liên doanh, chi nhánh) trên lãnh thổ của nước khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, công ti nước ngoài thiết lập siêu thị tại Việt Nam để phân phối hàng hóa.
- Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân
Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của nước này di chuyển (tạm thời hay có thời hạn) sang lãnh thổ của một nước khác để cung cấp dịch vụ. Vi dụ, các nghệ sĩ và chuyên gia của Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn hoặc hoạt động.
Nội dung bài viết:
Bình luận