Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ các điều kiện nhất định. Thuế suất là căn cứ mức phí phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỷ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thuế suất xuất, nhập khẩu của vật liệu xây dựng.
1. Thuế suất là gì ?
Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.
Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỷ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.
2. Phân loại thuế suất.
Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.
- Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.
- Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm, hàng tháng hay hàng Quý.
6 Loại thuế suất được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng
- Thuế suất thuế bảo vệ môi trường
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu
3. Thuế xuất nhập khẩu là gì ?
Thuế xuất nhập khẩu là loại một thuế gián thu, nhằm thu vào các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là toàn bộ những vật cụ thể được mua – bán, trao đổi, biếu tặng… từ Việt Nam ra nước ngoài hay từ nước ngoài về Việt Nam. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia.
4. Người chịu thuế xuất nhập khẩu.
Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Quy định về thuế suất xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng.
Căn cứ theo Thông tư số 101/2021/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Trong đó có một số sản phẩm thuộc nhóm VLXD được điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu.
Cụ thể, thuế xuất khẩu đối với một số VLXD (cát tự nhiên đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại; đá hoa, đá vôi, cát oxit silic và cát thạch anh…) chịu mức thuế suất chịu thuế xuất khẩu 10%, loại khác là 30%).
Đối với một số loại đá xây dựng, như đá hoa (marble), đá travertine, ecaussine, đá vôi, đá granite, pocfia, bazan, và đá khác để làm tượng đài hay xây dựng... đã thành khối hoặc tấm hình chữ nhật hiện có mức thuế là 0 - 3% sẽ điều chỉnh tăng lên thành 17 - 30% theo lộ trình đến năm 2024. Bên cạnh đó, đá cuội, sỏi, đá đã vỡ hoặc nghiền để làm cốt bê tông, rải đường sẽ áp dụng mức thuế từ 20 - 30% theo từng giai đoạn…
Ngoài ra, để góp phần hạ giá thép trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp giảm chi phí, qua rà soát các biểu thuế nhập khẩu MFN và hiện trạng phát triển của ngành thép, Thông tư 101/2021/NĐ-CP cũng điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm, với mức giảm 5 - 10%.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Quy định về thuế suất xuất, nhập khẩu của vật liệu xây dựng”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận