Thuế suất xuất, nhập khẩu phụ gia thực phẩm được tính như thế nào?
1. Thuế nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu
Như vậy: thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Vai trò:
Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
(Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó)
+ Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
+ Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
+ Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
+ Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
+ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
+ Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
2. Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định?
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
(Điều 2, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
3. Thuế suất xuất, nhập khẩu phụ gia thực phẩm được tính như thế nào?
Mã HS phụ gia thực phẩm:
Mã hs là dãy số được quy ước cho từng loại mặt hàng cụ thể. Mã hs được áp dụng trên toàn thế giới, nghĩa là mã hs của các loại hàng hóa trên thế giới là giống nhau ít nhất từ 4 đến 6 số đầu.
Phụ gia thực phẩm là danh từ chung nên khi tra mã hs cho các loại phụ gia thực phẩm thì phải tra cho từng loại phụ gia cụ thể. Mã hs của các loại phụ gia được quy định trong thông tư 40/2016/TT-BYT.
Xác định mã hs là công việc quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu phụ gia. Xác định được đúng mã hs sẽ giúp xác định được thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu phụ gia thực phẩm. Để xác định được chính xác mã hs của phụ gia thực phẩm, thì phải xác định được đúng tên gọi, cấu tạo, thành phần, công dụng của loại phụ gia đó.
Để xác định được chính xác mã hs loại phụ gia thực phẩm quý vị đang nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
Thuế nhập khẩu phụ gia thực phẩm:
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ đối với nhà nước mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs phụ gia thực phẩm các loại được chọn ở trên.
Thuế nhập khẩu phụ gia thực phẩm có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Để xác định được thuế nhập khẩu cho , quý vị có thể tham khảo cách tính bên dưới.
Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu phụ gia thực phẩm như sau:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x A%.
Theo công thức có thể thấy thuế nhập khẩu phụ gia thực phẩm phụ thuộc vào % thuế suất. Mức thuế suất phụ thuộc vào mã hs phụ gia thực phẩm vì thế chọn mã hs cực kỳ quan trọng.Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O).
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thuế suất xuất, nhập khẩu phụ gia thực phẩm được tính như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận