Thuế suất khi xuất nhập khẩu đá xây dựng được tính như thế nào?
1. Thuế nhập khẩu là gì?
Hiện nay thuế nhập khẩu được nhà nước quy định các vấn đề xoay quanh tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Tuy nhiên chưa có một điều luật nào quy định về định nghĩa của thuế nhập khẩu nhưng theo những kinh nghiệm diễn ra trên thực tế và những hiểu biết thì có thể hiểu thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
2. Thuế suất khi xuất nhập khẩu đá xây dựng được tính như thế nào?
Theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP, sắp tới sẽ điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng. Trong đó, thuế xuất khẩu đối với một số vật liệu xây dựng (các loại cát tự nhiên đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại; đá hoa, đá vôi…) sẽ được điều chỉnh mức thuế suất từ 0 - 10% và 30% (tùy loại).
Cụ thể, các loại cát tự nhiên đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại (cát oxit silic và cát thạch anh chịu thuế xuất khẩu 10%, các loại khác là 30%).
Đối với đá hoa (marble), đá travertine, ecaussine và đá vôi khác đế làm tượng đài hoặc đá xây dựng có trọng lượng riêng biểu kiến từ 2,5 trở lên và thạch cao tuyết hoa, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hay bằng cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); đá granit, đá pocfia, bazan, đá cát kết (sa thạch) và đá khác để làm tượng đài hay đá xây dựng, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông) hiện có mức thuế là 0%, 2%, 3% sẽ được điều chỉnh tăng lên thành 17 - 30% theo lộ trình đến năm 2024.
Các loại đá cuội, sỏi, đá đã vỡ hoặc nghiền để làm cốt bê tông, rải đường bộ hay được sắt, đá dăm từ xỉ, xỉ luyện kim, đá dăm trộn nhựa đường, đá dạng viên,... sẽ áp dụng mức thuế từ 20%, 25%, 30% theo từng giai đoạn…
Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.
Nghị định 101/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/12/2021.
3. Có được xuất khẩu đá xây dựng hay không?
Đá xây dựng là mặt hàng không bị cấm xuất khẩu, tuy nhiên đây là mặt hàng khoáng sản nên khi xuất khẩu sẽ có điều kiện. Theo phụ lục 2 kèm thông tư số 04/2012/TT-BXD thì mặt hàng đá xây dựng của doanh nghiệp xuất khẩu không nằm trong danh mục khoáng sản được dùng làm vật liệu xây dựng thì sẽ không được phép xuất khẩu.
Theo phụ lục số 1 ban hành theo thông tư số 4/2012/TT-BXD mặt hàng đá xây dựng thuộc danh mục và điều kiện xuất khẩu hàng hóa như:
– Đá hạt: có kích thước hạt ≤ 20 mm, mục đích sử dụng làm vật liệu trang trí hoàn thiện công trình.
– Đá xây dựng: có kích thước hạt ≤ 60 mm. Điều kiện xuất khẩu là các mỏ khai thác đá không thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
4. Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu đá xây dựng
Theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC được ban hành ngày 20/04/2017 đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành vào ngày 25/3/2015. Doanh nghiệp khi xuất khẩu đá xây dựng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II đã được ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan phải khai tờ khai hàng hóa xuất khẩu và nộp 02 bản chính tờ khai theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV được ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
c) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
d) Giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp của chứng từ hoặc không quy định cụ thể phải nộp bản chính hay bản chụp chứng từ thì người khai hải quan được phép nộp bản chụp.
đ) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
e) Hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu ủy thác): nộp 01 bản chụp;
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thuế suất khi xuất nhập khẩu đá xây dựng được tính như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận