Thuế suất khi nhập khẩu cát được tính như thế nào?

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng cát xây dựng ngày càng tăng, trong khi đó nguồn cung ngày càng hạn chế. Với nguồn tiêu thụ lớn, việc thiếu hụt cát xảy ra chỉ là sớm hay muộn. Do vậy, việc nhập khẩu cát là điều được dự đoán. Vậy thuế suất nhập khẩu cát là bao nhiêu? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Thuế suất khi nhập khẩu cát được tính như thế nào?

Taxation

Thuế suất khi nhập khẩu cát được tính như thế nào?

1. Xác định Mã HS

Đối với bất cứ mặt hàng nào, việc đầu tiên doanh nghiệp cần nắm rõ đó là tra cứu sản phẩm của mình có mã HS code nào.

Mã HS Cát thuộc Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng

  • 2505 – Các loại cát tự nhiên, đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại thuộc Chương 26.
  • 25059000 – Loại khác

2. Thuế suất khi nhập khẩu cát được tính như thế nào

LOẠI THUẾ  THUẾ SUẤT  CĂN CỨ PHÁP LÝ 
Thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%  83/2014/TT-BTC 
Thuế nhập khẩu thông thường 5%  45/2017/QĐ-TTg 
Thuế nhập khẩu ưu đãi 0%  57/2020/NĐ-CP 

Ngoài ra còn có:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế chống bán phá giá
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hiện nay, khi có nhu cầu nhập khẩu cát xây dựng từ nước ngoài vào Việt Nam, thương nhân sẽ phải làm thực hiện thủ tục nhập khẩu cát xây dựng và nộp hồ sơ hải quan như những hàng hóa nhập khẩu nói chung và  thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Theo đó, hồ sơ nói chung bao gồm:

– Tờ khai hải quan;

– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;

+ Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán

– Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương;

– Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

+ Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;

+ Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.

– Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

– Tờ khai trị giá;

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp;

Sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu cát xây dựng, thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cát xây dựng.

Theo đó, căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC (hiện nay một số điều được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 09/2019/TT-BTC); Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP (hiện tại một số điều được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 57/2020/NĐ-CP) để nộp thuế.

3. Vật liệu xây dựng có được giảm thuế GTGT?

Theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 về việc miễn giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động công trình xây dựng là đối tượng được giảm thuế.

Tuy nhiên, Phụ lục I kèm theo Nghị định có một số vật liệu xây dựng không được giảm thuế GTGT như: Sắt thép, cát, đá,… Hiện có 2 nhận định khác nhau:

- Áp mức thuế suất GTGT công trình 8% sẽ ảnh hưởng đến một số vật liệu xây dựng 10% cũng giảm 8% là trái quy định.

- Mức thuế suất GTGT của dự toán chi phí xây dựng không ảnh hưởng đến mức thuế suất giá vật liệu xây dựng vì đây là 2 loại khác nhau, không phải tất cả đều là 8% hay 10%. Một loại là thuế đầu vào nhà thầu chịu khi mua vật tư để thi công. Một loại là thuế của công trình đã hoàn thành nhà thầu bàn giao cho chủ đầu tư.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thuế suất khi nhập khẩu cát được tính như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo