Thuế suất khi nhập khẩu cà phê được tính như thế nào?
1. Điều kiện nhập khẩu đối với cà phê
Để nhập khẩu cà phê vào thị trường Việt Nam, trước hết các doanh nghiệp nhập khẩu phải đảm bảo hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
- Cà phê nhập khẩu phải được công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra cấp giấy “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng;
- Phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế đối với các thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ;
- Nếu Việt Nam chưa có quy chuẩn rõ ràng, sẽ áp dụng theo thỏa thuận quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên.
- Đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ các quy định về về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm…
2. Thuế suất khi nhập khẩu cà phê được tính như thế nào?
Các doanh nghiệp khi nhập khẩu cà phê về Việt Nam sẽ phải chi trả cho 2 khoản thuế cố định đó là thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể:
- Thuế VAT đối với mặt hàng cà phê sẽ dao động từ 5 – 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng với mặt hàng cà phê sẽ là 20%
Trong trường hợp, cà phê được nhập khẩu từ các quốc gia có FTA với Việt Nam có thể doanh nghiệp sẽ nhận được ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên theo dõi nội dung để không bỏ lỡ những ưu đãi này.
3. Các khoản thuế phải nộp có được tính là chi phí hợp lý không?
Căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.37 quy định các khoản chi không được tính vào chi phí được trừ trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“2.37.Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.”
Căn cứ theo quy định trên những khoản thuế không được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
* Khoản thuế thu nhập cá nhân:
– Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào NSNN.
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế TNCN thì thuế TNCN do doanh nghiệp cam kết nộp thay có đầy đủ hồ sơ, chứng từ là khoản chi phí về lao động tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
* Khoản thuế nhà thầu nước ngoài:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp nộp hộ nhà thầu nước ngoài thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thay nhà thầu nước ngoài được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài có nội dung: doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế nhà thầu).
* Các khoản nộp thuế không được tính vào chi phí:
– Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế.
– Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT (nguyên giá trên 1,6 tỷ đồng)
* Các khoản thuế của những chi phí không được tính vào chi phí được trừ
– Những khoản thuế của những chi phí bị loại do vượt định mức được tính vào chi phí được trừ ( Điều 6, khoản 2, điểm 2.21 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
– Những khoản thuế của những hoá đơn từ 20 triệu trở lên không thanh toán qua ngân hàng
– Những khoản thuế của những chi phí nguyên nhiên, vật liệu vượt định mức bị loại khỏi chi phí được trừ
4. Đăng ký xin giấy phép nhập khẩu cà phê
Đăng ký giấy phép nhập khẩu cà phê là một bước không thể bỏ qua trong quá trình nhập khẩu cà phê. Để xin giấy phép nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề nhập khẩu, kinh doanh cà phê.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do;
- Bản sao công chứng CA;
- Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm;
- Đơn xin cấp phép nhập khẩu;
- Khai báo kiểm dịch thực vật.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thuế suất khi nhập khẩu cà phê được tính như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận