Thuế suất xuất, nhập khẩu máy nén khí được tính như thế nào?

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế tương đối đặc trưng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Tính chất đặc trưng của thuế xuất, nhập khẩu thể hiện ở chỗ nó có liên quan trực tiếp đến ngoại thương và trở thành một trong những công cụ, những nhân tố cấu thành nên chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước. Vậy thuế suất xuất nhập khẩu máy nén khí như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Thuế suất xuất, nhập khẩu máy nén khí được tính như thế nào?

Cach Tinh Thue Ho Kinh Doanh

Thuế suất xuất, nhập khẩu máy nén khí được tính như thế nào?

1. Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu

Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu

Như vậy: thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Vai trò:

Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

(Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó)

+ Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.

+ Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.

+ Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.

+ Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.

+ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:

+ Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.

2. Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định?

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

(Điều 2, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)

3. Thuế suất xuất, nhập khẩu máy nén khí được tính như thế nào?

Xác định thuế nhập khẩu và mã HS code là bước không thể thiếu trong quá trình nhập khẩu máy nén khí. Từ mã HS code, doanh nghiệp có thể tra cứu mặt hàng máy nén khí được áp dụng thuế nhập khẩu là bao nhiêu.

Quy định về thuế nhập khẩu

Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa (trừ các đối tượng không phải đóng thuế theo quy định). Máy nén khí là một trong những mặt hàng bắt buộc phải đóng thuế nhập khẩu. Nhập khẩu máy nén khí, doanh nghiệp cần phải đóng thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi.

Căn cứ xác định thuế nhập khẩu, doanh nghiệp có thể dựa vào Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 127/2016/NĐ-CP. Đây là những văn bản ban hành quy định về thuế nhập khẩu với các điều khoản có liên quan. Bên cạnh đó, người nhập khẩu cũng có thể tham khảo chương II của Thông tư 38/2015/TT-BTC. Đây là căn cứ để doanh nghiệp có phương pháp tính thuế phù hợp với mặt hàng nhập khẩu, là căn cứ để tính thuế, tỷ giá tính thuế.

Tiện lợi và nhanh nhất là doanh nghiệp căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020.

Với những căn cứ như trên, khi nhập khẩu mặt hàng máy nén khí, doanh nghiệp cần đóng thuế VAT là 10%. Thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng này từ 3-20%.

Mã HS Code

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của mã HS code của các loại hàng hóa nhập khẩu. Từ mã HS code, người nhập khẩu có thể tra cứu được thuế nhập khẩu, thuế VAT, các chính sách pháp lý có liên quan đến sản phẩm nhập khẩu.

Xác định mã HS code không đúng có thể khiến doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí không phù hợp. Từ đó phải làm lại hồ sơ, nộp bổ sung thuế, thu hồi lại thuế và nhiều vấn đề rắc rối khác. Chính vì thế, ngay từ bước đầu tiên, người nhập khẩu cần tìm hiểu mã HS code của mặt hàng cần nhập khẩu.

Tham khảo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, doanh nghiệp có thể xác định được mã HS code của máy nén khí. Theo đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các mặt hàng trong nhóm 8414 (nhóm các mặt hàng bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí…). Cụ thể:

Phân nhóm 841420: là loại máy nén không khí điều khiển bằng tay hoặc chân.

Phân nhóm 841430: là loại máy nén khí sử dụng thiết bị làm lạnh.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thuế suất xuất, nhập khẩu máy nén khí được tính như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo