Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng [Cập nhật 2024]

Việc đóng thuế cho cơ quan quản lý thuế là nghĩa vụ của người dân. Vậy đối với ngành xây dựng có cần phải đóng thuế hay không? Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng là bao nhiêu. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các quý đọc giả tham khảo.

Ngành xây dựng là gì? Xây dựng quan trọng thế nào?
Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng [Cập nhật 2023]

1. Thuế GTGT là gì?

1.1 Khái niệm chung

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

2. Đặc điểm thuế GTGT

Thuế GTGT là một dạng thuế độc lập, và có những đặc điểm sau:

- Được xem là thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu áp dụng lên giá trị gia tăng của hàng hoá và dịch vụ. Thuế GTGT cũng phát sinh tại giai đoạn tiêu dùng, và người tiêu dùng là người phải chịu trách nhiệm nộp thuế.

- Đối tượng chịu thuế phong phú: Hầu hết tất cả các cá nhân và tổ chức trong xã hội đều phải chịu thuế GTGT. Việc thu thuế trên phạm vi lãnh thổ và đối tượng rộng rãi thể hiện tính công bằng của hệ thống thuế. Đồng thời, nó cũng phản ánh quan điểm của Nhà nước về việc tiêu dùng trong xã hội. Nếu Nhà nước muốn khuyến khích tiêu dùng hoặc giảm thiểu áp lực thuế đối với người tiêu dùng, họ sẽ không áp dụng thuế hoặc áp dụng mức thuế suất thấp nhất.

- Chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ: Điều này là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với các dạng thuế gián thu khác. Thuế GTGT áp dụng trên tất cả các giai đoạn từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa và tiêu dùng. Việc áp dụng thuế chỉ trên phần giá trị gia tăng mà không áp dụng trên toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ.

- Số tiền thuế phải nộp phụ thuộc vào giai đoạn thuế áp dụng: Như đã đề cập trước đó, thuế GTGT áp dụng ở tất cả các giai đoạn và khâu sản xuất đến tiêu dùng. Số tiền thuế GTGT khác nhau ở từng giai đoạn. Từ giai đoạn sản xuất đến lưu thông, mức thuế giá trị gia tăng là một con số, và từ lưu thông đến tiêu dùng thì mức thuế GTGT đã thay đổi. Tổng số tiền thuế nộp trong các giai đoạn chính là tổng thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ mua hàng và phải chịu trách nhiệm gánh vác số tiền này.

2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 là bao nhiêu?

Trước đó, để triển khai chính sách giảm mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về hỗ trợ tài khóa và tiền tệ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vào ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Cụ thể, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được giảm xuống là 8% đối với các cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Đối với các cơ sở kinh doanh khác (bao gồm hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm 20% khi thực hiện xuất hóa đơn.

Tuy nhiên, sau ngày 31/12/2022, dự kiến mức thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ trở lại mức bình thường cho đến khi Chính phủ đưa ra quyết định mới về việc gia hạn giảm thuế GTGT hoặc không.

Năm 2023, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng như sau:

- Mức thuế suất 0% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không được áp dụng theo khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013.

- Mức thuế suất 5% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014).

- Mức thuế suất 10% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ không nằm trong các đối tượng áp dụng thuế suất 0% và 5%.

3. Thuế GTGT ngành xây dựng là gì?

Thuế GTGT ngành xây dựng là khoản thuế phải nộp trên phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm hàng hoá trong ngành xây dựng. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm:

  • Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
  • Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

4. Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng là bao nhiêu?

Ngành xây dựng là nhóm được giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/022/NĐ-CP quy định:

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, căn cứ vào các quy định ở trên thì ngành xây dựng được áp dụng mức giảm thuế GTGT là 8% kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Cách tính thuế GTGT:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

5. Các quy định pháp luật liên quan đến thuế

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Theo khoản 2 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định:

Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

  • Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
  • Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
  • Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
  • Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
  • Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
  • Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
  • Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
  • Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định:

Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

  • Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
  • Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan;
  • Tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;
  • Thu viện trợ;
  • Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

6. Vật liệu xây dựng có được áp dụng giảm thuế GTGT không?

Trường hợp, đơn vị có hàng hóa dịch vụ bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT không thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì hàng hóa dịch vụ đó sẽ được giảm thuế suất từ 10% xuống 8% theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

7. Nộp thuế GTGT tại cơ quan nào?

Theo thông tư số 156/2013/TT-BTC của bộ tài chính quy định thì các cá nhân hay tổ chức thực hiện nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo nghĩa vụ tại các địa điểm sau:

Nộp tại kho bạc nhà nước:

Tại mỗi đại phương quận huyện trên cả nước đều có Kho bạc nước và bạn có thể đến đó vào các ngày từ thứ 2 đến thứu 6 trong tuần để làm thủ tục nộp thuế theo hướng dẫn của nhân viên thu thuế tại đây.

Tại cơ quan quản lý thuế

Nếu bạn không tiện đến kho bạc nước vì ở quá xa trung tâm huyện thì cũng có thuế đến các chi cục thuế của xã nơi bạn định cư và yêu cầu được nộp thuế xây dựng thì cũng đều được bạn nhé.

Thông qua các tổ chức đã được cơ quan thuế ủy nhiệm thu

Đó là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các tổ chức dịch vụ thu theo quy định của pháp luật. Đây là các tổ chức được nhà nước ủy nhiệm thu giúp cho cơ quan thuế.

Thông thường kho bạc chỉ làm việc từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần, chính vì vậy mà khi nộp thuế phí qua kho bạc bạn cần đến đúng giờ hành chính. Bên cạnh đó, trụ sở kho bạc cũng chỉ nằm ở những nơi trung tâm huyện, thị xã, thị trấn hay thành phố nên việc đi lại không phải với ai cũng thuận tiện.  Do đó, nếu như bạn không tiện đến kho bạc để nộp thuế xây dựng nhà ở nông thôn thì có thể đến các chi cục thuế tại địa phương mình để nộp. Nhưng lưu ý là những đơn vị này cũng chỉ làm việc từ thứ 2 – thứ 6 và trong giờ hành chính.

Trên đây là bài viết về Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng [Cập nhật 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo