Xác định nghĩa vụ thuế khi xử lý tài sản đảm bảo

Cá nhân và pháp nhân nếu phải bán tài sản bảo đảm để trả nợ, thì dù không đủ tiền để trả nợ gốc, vẫn cứ phải nộp đủ thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp tự bán) và lệ phí trước bạ. Sau đây là những quy định chung về tài sản đảm bảo và cách xác định nghĩa vụ thuế khi xử lý tài sản đảm bảo. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.

Vay The Chap La Gi

Thuế khi xử lý tài sản đảm bảo

1.Vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện trong 3 trường hợp: khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và trong trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định .

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong 4 phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; và theo phương thức khác, như bù trừ nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp không có thỏa thuận về 4 phương thức xử lý tài sản bảo đảm này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2.Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác

Hai Bộ luật Dân sự cũ và năm 2015 cũng quy định, trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. Các Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005, 2015 quy định “các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn” có lẽ là không hợp lý, vì nó kéo theo nhiều hệ quả pháp lý và trái với ý chí, thỏa thuận tự nguyện của các bên đang thực hiện hợp đồng. Đáng lẽ trong trường hợp này cần quy định khi có một nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn thì tài sản bảo đảm được xử lý để thực hiện nghĩa vụ đến hạn. Các nghĩa vụ chưa đến hạn cũng được quyền ưu tiên thanh toán từ việc xử lý tài sản bảo đảm như đối với nghĩa vụ đã đến hạn.

Cá nhân và pháp nhân nếu phải bán tài sản bảo đảm để trả nợ, thì dù không đủ tiền để trả nợ gốc, vẫn cứ phải nộp đủ thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp tự bán) và lệ phí trước bạ.

Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm1. Trước đây, pháp luật đã từng quy định cho miễn thuế giá trị gia tăng đối với việc bán tài sản bảo đảm. Hiện nay, còn rất ít trường hợp được miễn thuế giá trị gia tăng đối với việc bán tài sản bảo đảm. Vì vậy, gây khó khán cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nhất là trong trường hợp số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ.

3.Quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:

Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên và pháp luật liên quan;

Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan;

Về bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có ván bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm;

Trong trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

4.Quy định về việc giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thê chấp

Các bên có thể thỏa thuận về việc giao, xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm. Trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm bằng nhiều tài sản mà các bên không có thỏa thuận về việc lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý và pháp luật liên quan không có quy định khác thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các tài sản bảo đảm;

Trong trường hợp các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đấu giá và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì việc xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận này. Trường hợp không có thỏa thuận riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì bên nhận bảo đảm được bán theo giá tại thị trường giao dịch chứng khoán hoặc tại sàn giao dịch Hên quan khác nhưng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) biết trước khi bán;

Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm quyết định thời hạn xử lý sau khi thực hiện nghĩa vụ thông báo quy định tại khoản 4 Điều 51 về “Thông báo xử lý tài sản bảo đảm”; Nghị định số 21/2021/NĐ-CP;

Bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm theo thông báo về xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 51 về “Thông báo xử lý tài sản bảo đảm”, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP;

Trường hợp bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản bảo đảm, để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết;

Trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm và người giữ tài sản có trách nhiệm phối hợp với bên nhận bảo đảm thực hiện việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm;

Bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc không giao tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 301 về “Giao tài sản bảo đảm để xử lý” của Bộ luật Dân sự, không phối hợp hoặc có hành vi cản trở việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc mua, nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm như sau:

Người mua, người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm (sau đây gọi là người nhận chuyển giao) có quyền sở hữu tài sản, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm đốì với cổ phần, phần vốn góp này trong pháp nhân.

Trường hợp tài sản bảo đảm đã được xử lý và được chuyển giao quyền sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các văn bản sau đây để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người nhận chuyển giao:

- Hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao;

- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

- Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm.

Trường hợp pháp luật quy định việc chuyển giao quyền sở hữu phải có sự đồng ý bằng vân bản của chủ sở hữu, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản, người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao hoặc giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển giao về việc xử lý tài sản bảo đảm thì những văn bản quy định tại điểm thứ (3) nêu trên được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ đó;

Người mua được tài sản bảo đảm thông qua đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đấu giá tài sản, luật khác liên quan

5. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 BLDS 2015.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về thuế khi xử lý tài sản đảm bảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1128 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo