Thuế đối kháng là gì

Bài viết phân tích về Thuế đối kháng là gì? để quý khách hàng tham khảo các quy định pháp luật liên quan
Phan-biet-thue-chong-ban-pha-gia-thue-chong-tro-cap-va-thue-tu-ve

Thuế đối kháng là gì?

1. Thuế đối kháng là gì?

Thuế đối kháng (theo ngôn ngữ thông thường là “thuế chống trợ cấp”) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.
Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành và thuế trợ cấp, nếu có, áp dụng đối với nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).

2. Điều kiện áp dụng thuế đối kháng là gì?

Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp dụng thuế đối kháng đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng (mà chủ yếu là thuế đối kháng) chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

  • Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp - tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá hàng hoá liên quan - không thấp hơn 1%);
  • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.

3. Mục đích áp dụng thuế đối kháng

Biện pháp thuế đối kháng là biện pháp thương mại nhằm chống lại hành vi thương mại không lành mạnh của một hoặc một số quốc gia cụ thể (nguyên tắc Tối huệ quốc không áp dụng trong trường hợp này). Mức thuế đối kháng được áp đặt không cao hơn mức trợ cấp Chính phủ liên quan, áp dụng trong khoảng thời gian nhất định và được tháo dỡ ngay khi các biện pháp trợ cấp không còn được áp dụng. Điều V.1 SCM: “Một thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.”

4. Đối tượng áp dụng thuế đối kháng

Biện pháp đối kháng nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành và thuế trợ cấp, nếu có, áp dụng đối với nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này). Biện pháp thuế đối kháng chỉ được áp dụng đối với trường hợp thương mại có trợ cấp Chính phủ. Những hoạt động thương mại không lành mạnh do bản thân các doanh nghiệp thực hiện sẽ phải được điều chỉnh bởi biện pháp thương mại khác (thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá).

5. Thời hạn áp dụng thuế đối kháng

Thuế đối kháng là một biện pháp phòng vệ thương mại mang tính tạm thời, chỉ có thể áp dụng trong khoảng thời gian và trong chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc trợ cấp đang gây ra thiệt hại. Về nguyên tắc biện pháp thuế đối kháng phải chấm dứt sau 5 năm được áp dụng. (Điều VII-SCM) Tuy nhiên, thời hạn này có thể được kéo dài hơn trong trường hợp nước nhập khẩu có lý do để tin rằng việc chấm dứt áp dụng thuế đối kháng có khả năng làm cho trợ cấp và thiệt hại tiếp diễn hoặc tái diễn: “Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm.” (Điều VII-SCM) Trong thời gian chờ kết luận của việc xem xét đó, nước nhập khẩu có thể tiếp tục duy trì thuế đối kháng. Trong thời gian áp dụng thuế đối kháng cơ quan chức năng của nước nhập khẩu sẽ xem xét lại nhu cầu có tiếp tục đánh thuế đối kháng không, khi tự mình thấy cần hoặc theo yêu cầu của bên có quan tâm khi có bằng chứng thực tế chứng minh nhu cầu cần xem xét lại việc đánh thuế.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (326 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo