Thủ tục về thuế khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân 2024

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà rộng hơn còn là mua bán doanh nghiệp tiềm năng. Việc mua bán doanh nghiệp được hiểu ra sao? Có quy định như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để biết thêm chi tiết về: Thủ tục về thuế khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân 2023.
tu-van-ho-tro-chuyen-doi-ho-kinh-doanh-sang-doanh-nghiep
Thủ tục về thuế khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân 2023

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:

“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Theo quy định trên, có thể hiểu doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm cơ bản như sau:

– Về vồn: Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản cá nhân chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn này do chủ doanh nghiệp tự đăng kí. Trong quá trình hoạt động chủ sở hữu có thể tăng giảm vốn đầu tư theo ý mình mà không phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trừ khi giảm vốn xuống dưới mức đã đăng ký ban đầu.

– Quyền quản lý, quyết định các vấn đề của doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (trách nhiệm vô hạn). Vì chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nên tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào và chủ DNTN chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không có điều lệ công ty.

3. Quy định về bán doanh nghiệp tư nhân

Mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối cho bên nhận chuyển nhượng, dẫn đến bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại.

Với mua bán doanh nghiệp tư nhân chính là việc chủ doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn, tài sản của doanh nghiệp cho chủ thể khác, chủ thể này sẽ có quyền sở hữu và quản lý đối với doanh nghiệp tư nhân được chuyển nhượng.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác không?

Căn cứ Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc bán doanh nghiệp tư nhân như sau:

“Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”

Theo quy định trên, có thể thấy chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

4. Thủ tục về thuế khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân 2023

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

“Điều 3. Thu nhập chịu thuế

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”

Căn cứ vào quy định trên thì khi chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp của mình cho người khác, thì chủ doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hoạt động chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân có thể được hiểu là chuyển nhượng vốn, máy mọc, thiết bị, cơ sở sản xuất, …nên phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu thuế phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng vốn trong các tổ chức kinh tế và từ chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng cả trụ sở doanh nghiệp hoặc xí nghiệp, nơi sản xuất, nơi kinh doanh, buôn bán,….

5. Mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi bán doanh nghiệp?

Theo Khoản 2 Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi nổ sung năm 2014): “Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này”.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 23 Luật này cũng quy định:

“1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.”

Do đó, đối với hoạt động bán doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải nộp trên cơ sở biểu thuế toàn phần tại Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân.

Với chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân thì mức thuế suất toàn phần áp dụng là 20%. Trường hợp người bán doanh nghiệp chuyển nhượng cùng với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ví dụ như nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh) người này sẽ phải chịu mức thuế chuyển nhượng bât động sản là 25%.

Ngoài ra, cá nhân nộp thuế cũng có thể được giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Điều 9 Luật thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi bổ sung năm 2012) như sau:

1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: 

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); 

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”

6. Một số câu hỏi liên quan 

Có được cho thuê lại doanh nghiệp tư nhân không?

Theo Điều 191 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:
"Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.:
Do đó hoàn toàn có thể cho người khác thuê lại doanh nghiệp tư nhân.

Thuế môn bài của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài được quy định đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Điều 4 Luật thuế thuế giá trị gia tăng năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2016) quy định người nộp thuế là: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng”.

Thuế TNCN là gì?

Thuế TNCN là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN với mục đích tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục về thuế khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân 2023 - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo