Thuế chống bán phá giá là một trong những loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Vì đây là một loại thuế khá đặc biệt nên hoạt động hạch toán đối với loại thuế này cũng có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là bài viết về Thuế chống bán phá giá hạch toán như thế nào? mời quý bạn đọc tham khảo.
thuế chống bán phá giá hạch toán như thế nào
1. Thuế chống bán phá giá là gì?
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
Về cơ bản, thuế chống bán phá giá trong điều kiện bình thường là vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu; do vậy các nước đều xem thuế chống bán phá giá là biện pháp tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu phá giá đối với nước nhập khẩu. Đối với Việt Nam chúng ta, các Quyết định về áp thuế chống bán phá giá do Bộ Công thương ban hành và áp dụng cho từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể và từng giai đoạn cụ thể.
2. Hạch toán là gì?
Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn.
Quản lý hoạt động kinh tế là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người. Vì vậy, đòi hỏi con người phải tiến hành đồng thời 4 quá trình: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép để có thể thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc quản lý tốt các hoạt động kinh tế.
Trong đó:
– Quan sát: ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập
– Đo lường: để lượng hoá đối tượng cần thu thập bằng các đơn vị đo lường tổng hợp
– Hạch toán: quá trình sử dụng các phép tính, phương pháp phân tích, tổng hợp để tiếp tục lượng hoá thành các chỉ tiêu tổng hợp
– Ghi chép: quá trình hệ thống hoá ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định để có căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp.
Với khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hạch toán ra đời rất sớm và tồn tại trong tất cả mọi hình thái xã hội. từ thời nguyên thuỷ, kể cả khi sản xuất chưa phát triển, hạch toán đã được tiến hành bằng những hình thức hết sức đơn giản: Đánh dấu lên than cây, buộc nút dây thừng… để ghi nhớ các thông tin cần thiết.
Đến các hình thái xã hội cao hơn, các quan hệ kinh tế nảy sinh đã dẫn đến sự phát triển tiếp theo của hạch toán. Đặc biệt thời kì CNTB, hạch toán trở thành 1 phương tiện không thể thiếu, đây là thời kỳ mà hạch toán kế toán phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện.
3. Phân loại hạch toán
Các 3 loại hạch toán như sau:
– Hạch toán nghiệp vụ: hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế cụ thể, phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các nghiệp vụ, các quá trình đó.
Nghiệp vụ là tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến doanh nghiệp, hạch toán nghiệp vụ theo dõi từng quá trình từ cung cấp nguyên vật liệu, sản xuât hay tiêu thụ.
HT nghiệp vụ căn cứ vào nội dung, tính chất từng nghiệp vụ kinh tế và yêu cầu quản lý để sử dụng các loại thước đo thích hợp: hiện vật, lao động và giá trị.
– Hạch toán thống kê: là khoa học nghiên cứu mặt lưộng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.
– Hạch toán kế toán: Tương ứng với khái niệm hạch toán.
Là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thong tin về tài sản, nguồn hình thành TS và sự vận động của TS trong các tổ chức, đơn vị.
+ Sử dụng cả 3 loại thước đo, nhưng thước đo giá trị mang tính chủ yếu và bắt buộc.
+ Thông tin cung cấp mang tính thuyền xuyên, liên tục và toàn diện.
4. Thuế chống bán phá giá hạch toán như thế nào?
Thuế chống bán phá giá là thuế Nhập khẩu bổ sung, do vậy cách hạch toán cụ thể như sau:
a) Khi nhập khẩu hàng hóa, vật tư ghi:
Nợ TK 152, 156...(giá có thuế Nhập khẩu, thuế chống bán phá giá)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế chống bán phá giá)
Có TK 111, 112, 331...
b) Khi nộp thuế chống bán phá giá, thuế nhập khẩu vào NSNN ghi
Nợ TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu - tiểu mục 1901)
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế chống bán phá giá - tiểu mục 1951)
Có TK 111, 112
c) Trường hợp, mức thuế chống bán phá giá tạm thời cao hơn mức thuế chống bán phá giá chính thức, doanh nghiệp nhập khẩu được hoàn lại khoản chênh lệch thuế chống bán phá giá đã nộp. Khi đó, hạch toán như sau:
Nợ TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế chống bán phá giá)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu đã bán hàng hóa nhập khẩu)
Có TK 152, TK 156 - Hàng hóa (Giảm trừ giá nhập kho đối với hàng hóa)
Khi nhận được tiền hoàn lại từ NSNN hạch toán
Nợ TK 111, TK 112
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế chống bán phá giá)
Trên đây là bài viết Thuế chống bán phá giá hạch toán như thế nào? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận