Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về thực trạng tạm nhập tái xuất ở việt nam thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
thực trạng tạm nhập tái xuất ở việt nam
1. Tạm nhập, tái xuất là gì ?
Tạm nhập tái xuất bản chất là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và xuất khẩu chính hàng hóa đó thay vì bán trong nước. Hàng hóa tạm nhập tái xuất cần được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra khỏi Việt Nam.
Bản chất của tạm nhập tái xuất là hoạt động mua và bán hàng hóa vì vậy kinh doanh tạm nhập tái xuất dựa trên cơ sở hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa. Hợp đồng mua hàng hóa được ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước xuất khẩu, hợp đồng bán hàng hóa được ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước nhập khẩu. Cần lưu ý rằng hợp đồng mua hàng không nhất thiết phải có trước hợp đồng bán hàng, nhờ đó thương nhân có thể tận dụng cơ hội kinh doanh của mình. Thông thường, hàng hóa tạm nhập tái xuất có thời hạn tái xuất tối đa là 90 ngày.
2. Hình thức tạm nhập, tái xuất
Doanh nghiệp thành lập theo quy định Luật doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá, các hình thức tạm nhập, tái xuất mà các doanh nghiệp phải tuân theo tùy thuộc vào loại hàng hoá kinh doanh:
- Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá có quy định cấp phép, thương nhân phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
- Đối với các loại hàng hoá khác, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Hàng hoá là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất
Địa điểm thực hiện thủ tục
- Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan 2014).
- Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.
Hồ sơ thực hiện thủ tục
Khi thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
- Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan
Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
- Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.
Vai trò của thủ tục hải quan
- Thủ tục hải quan là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý hành chính đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ quốc gia.
- Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quốc gia.
- Thủ tục hải quan là công cụ để thống kê hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ.
- Thúc đẩy quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
4. Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập;
- Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
- Quá thời hạn trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ.
5. Thực trạng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam
Trên đây là một số thông tin về thực trạng tạm nhập tái xuất ở việt nam. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận