tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử nguyễn tấn dũng

tiểu sử nguyễn tấn dũng

Họ và tên khai sinh: NGUYỄN TẤN DŨNG. 

Sinh ngày 17-11-1949. Quê quán: Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.

Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến. Thành phần bản thân: Học sinh.

Tham gia cách mạng: 17-11-1961. Ngày vào ĐCS Việt Nam: 10-6-1967.

Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không.

Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị Cao cấp.

Chức vụ: Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng I. 02 Huân chương Chiến công  hạng III. 06 danh hiệu Dũng sỹ. Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng I, II, III. Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Hoàng gia Cam-pu-chia. Huân chương Vàng quốc gia và Huân chương ISALA của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Huân chương Hô-xê Mác-ty của Đảng và Nhà nước Cu-ba.

Kỷ luật: Không.

Ủy viên Trung ương Đảng các khóa: VI, VII, VIII, IX, X và XI.

Ủy viên Bộ Chính trị các khóa: VIII, IX, X và XI. Từ tháng 6-1996 đến tháng 8-1997 là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Đại biểu Quốc hội các khóa: X, XI, XII và XIII.

Thương binh loại 2/4. Có 4 lần bị thương trong chiến tranh.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ tháng 11-1961 đến tháng 12-1976: Tham gia công tác, chiến đấu trong Quân đội. Làm liên lạc, văn thư, cứu thương, y tá; học Bổ túc văn hóa cấp III và Khóa đào tạo Quân Y sỹ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sỹ Quân y, sau đó đảm nhiệm các nhiệm vụ: Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y - Bí thư chi bộ Đảng; được đề bạt các cấp bậc: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng - năm 1975 được phiên ngang quân hàm là Trung úy. Thuộc Tỉnh đội - Tỉnh Rạch Giá.

Từ tháng 01-1977 đến tháng 9-1981: Học khóa Sỹ quan chỉ huy Binh chủng hợp thành và đảm nhiệm các nhiệm vụ: Thượng úy Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 - Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn và Đại úy Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn, trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Cam-pu-chia; và được phong cấp hàm Thiếu tá đảm trách nhiệm vụ Trưởng Ban cán bộ, Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang.

Từ tháng 10-1981 đến tháng 12-1994: Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc - Hà Nội và đảm nhiệm các nhiệm vụ: Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang; Tỉnh ủy viên và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9. Năm 1991- 1994, học Khóa Cử nhân Luật tại chức của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 01-1995 đến tháng 5-1996: Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.

Từ tháng 6-1996 đến tháng 8-1997: Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng và Phụ trách Công tác Tài chính của Đảng.

Từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Được phân công chỉ đạo khối Kinh tế tổng hợp, khối Kinh tế ngành và trực tiếp đảm nhiệm các nhiệm vụ: Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Tiền lương Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương; Chủ tịch Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Quy hoạch phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm và Quy hoạch mở rộng Thủ đô Hà Nội; Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính; Chủ tịch phân Ban hợp tác Việt - Lào; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.

Năm 1998-1999, kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.

Từ tháng 7-2006 đến tháng 4-2016: Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh - thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định và được phân công đảm nhiệm các nhiệm vụ: Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (đến tháng 01-2013); Phụ trách chỉ đạo Đảng ủy Công an Trung ương (đến tháng 8-2011); Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển Công nghiệp quốc phòng và Chương trình T09; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Giáo dục; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) trình Đại hội XI của Đảng; Trưởng Tiểu ban xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) trình Đại hội XII của Đảng.

Theo đề nghị của Bạn và được Bộ Chính trị đồng ý cho nhận Bằng Tiến sĩ Danh dự của Trường Đại học Rajabhat Bansomdey Chaopraya Thái Lan; Trường Đại học Quốc gia Hàn Quốc (Korea National University); Trường Đại học Công nghệ thông tin quốc gia Bun-ga-ri.

Được Đảng và Nhà nước cho nghỉ chính sách. Thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 01-2016. Thôi đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh từ tháng 4-2016./

Mọi người cũng hỏi:

Câu hỏi 1: Cựu thủ tướng là gì?

Trả lời: Cựu thủ tướng là người đã từng giữ chức vụ thủ tướng (hoặc tương đương) của một quốc gia, nhưng đã rời bỏ vị trí đó sau một thời gian phục vụ. Họ thường được gọi là "cựu" để phân biệt với người đang giữ chức vụ thủ tướng tại thời điểm hiện tại.

Câu hỏi 2: Cựu thủ tướng có vai trò gì sau khi rời bỏ chức vụ?

Trả lời: Cựu thủ tướng có thể tiếp tục tham gia vào cuộc sống chính trị, xã hội và quốc tế với các vai trò khác nhau:

  • Tư vấn và định hướng: Họ có thể cung cấp ý kiến và lời khuyên về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội cho người đang giữ chức vụ thủ tướng hoặc cho cộng đồng.
  • Đại diện quốc gia: Cựu thủ tướng có thể đại diện cho quốc gia trong các sự kiện quốc tế hoặc tổ chức quốc tế, thường được mời tham gia hội thảo, diễn đàn, hoặc họp báo.
  • Hoạt động từ thiện và xã hội: Nhiều cựu thủ tướng tham gia vào các hoạt động từ thiện, xã hội, và phi lợi nhuận để đóng góp cho cộng đồng.
  • Viết sách và nghiên cứu: Một số cựu thủ tướng viết sách, tham gia nghiên cứu hoặc giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình.

Câu hỏi 3: Có những cựu thủ tướng nổi tiếng nào trên thế giới?

Trả lời: Có nhiều cựu thủ tướng nổi tiếng trên thế giới, bao gồm:

  • Barack Obama: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ và thủ tướng Đảng Dân chủ nổi tiếng.
  • Angela Merkel: Cựu thủ tướng Đức, người từng là nguyên chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do.
  • Tony Blair: Cựu thủ tướng Anh, là người đảm nhận vị trí này trong thời kỳ 1997-2007 và là lãnh đạo của Đảng Lao động.
  • Justin Trudeau: Cựu Thủ tướng Canada, nguyên chủ tịch của Đảng Dân chủ.
  • Shinzo Abe: Cựu thủ tướng Nhật Bản, từng lãnh đạo Đảng Dân chủ.

Câu hỏi 4: Có những vị trí quyền hạn và vai trò nào khác mà cựu thủ tướng có thể đảm nhận?

Trả lời: Ngoài việc đảm nhận vai trò tư vấn và đại diện quốc gia, cựu thủ tướng có thể tham gia vào các vị trí quyền hạn và vai trò khác, như là thành viên quốc hội, chủ tịch các tổ chức phi lợi nhuận, giảng dạy tại các trường đại học hoặc tham gia vào các hội đồng tư vấn chính trị.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo