Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

1. Ngành nghề kinh doanh là gì?

Hiện nay, chưa có quy định về khái niệm ngành, nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và ban hành kèm theo đó Phụ lục quy định danh sách mã ngành nghề kinh doanh.

Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, doanh nghiệp được quyền:

- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn một trong các ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi có nhu cầu mở rộng phát triển, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh the o quy định của pháp luật.

2. Trình tự thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

2.1 Hồ sơ thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

nghiding-2

 

2.1 Trình tự thực hiện thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.

- Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả

- Sau khi tiến hành thay đổi ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

- Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp cần làm gì khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy phép?

Câu trả lời: Để bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy phép, doanh nghiệp cần làm thủ tục nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh tại cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bổ sung thường bao gồm đơn đề nghị bổ sung ngành nghề, các giấy tờ liên quan và các chứng từ cần thiết.

Câu hỏi 2: Quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh thường diễn ra như thế nào?

Câu trả lời: Quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh thường bắt đầu bằng việc doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ bổ sung, bao gồm đơn đề nghị, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc quản lý về ngành nghề mới, và các giấy tờ khác liên quan. Sau đó, hồ sơ này sẽ được nộp tại cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh để xem xét và xử lý.

Câu hỏi 3: Thời gian xử lý và phê duyệt bổ sung ngành nghề là bao lâu?

Câu trả lời: Thời gian xử lý và phê duyệt bổ sung ngành nghề có thể khác nhau tùy theo quy định của từng cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh và từng loại hình doanh nghiệp. Thường thì quá trình này có thể mất từ vài tuần đến một tháng tùy theo phức tạp của hồ sơ và thủ tục.

Câu hỏi 4: Sau khi được phê duyệt bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp cần thực hiện những bước gì tiếp theo?

Câu trả lời: Sau khi được phê duyệt bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp cần thực hiện các thay đổi cần thiết trong hoạt động kinh doanh theo ngành nghề mới. Điều này có thể bao gồm việc cập nhật hệ thống quản lý, thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mới, và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và quản lý kinh doanh.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo