Thủ tục thành lập công ty sản xuất được thực hiện như thế nào? Để có thể tiến hành thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất, các công ty cần phải xem xét và chuẩn những gì để việc thành lập đạt được hiệu quả? Nhằm giải đáp các thắc mắc của mọi người có liên quan đến vấn đề này, hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết các thông tin về thủ tục thành lập công ty sản xuất trong bài viết sau đây nhé. Mời các bạn theo dõi.
1. Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
2. Những điều cần chuẩn bị khi thành lập công ty sản xuất
Để thuận lợi thành lập doanh nghiệp sản xuất, cá nhân/ tổ chức có nhu cầu cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin cơ bản về công ty bao gồm các tiểu mục được trình bày cụ thể dưới đây.
2.1. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
Đây là vấn đề quan trọng cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
2.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp có nhiều loại hình khác nhau, vì vậy, cần tham khảo ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức để lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhất với tình hình của mình.
Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:
- Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);
Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.
2.3. Đặt tên công ty
Tên là một trong những phần quan trọng nhất để có thể nhận dạng thương hiệu, nhận biết công ty. Do đó, việc đặt tên cho công ty sẽ rất quan trọng.
Tên công ty cần là tên riêng, không trùng khớp với những doanh nghiệp khác và từ ngữ không được vi phạm các quy định của pháp luật về các từ cấm sử dụng.
Để tra cứu tên công ty, tránh trường hợp trùng lặp, có thể thực hiện trên cổng thông tin quốc gia.
Cấu trúc tên của công ty thường dùng sẽ bao gồm: Hình thức công ty + Tên riêng.
2.4. Địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm 4 cấp như sau:
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2.5. Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
2.6. Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.
3. Thủ tục thành lập công ty sản xuất
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng văn phòng, nhà xưởng để tiến hành hoạt động kinh doanh
Thông thường, các nhà đầu tư thường đặt nhà xưởng và văn phòng cùng 1 địa chỉ, cũng có trường hợp văn phòng ở một nơi mà xưởng sản xuất lại ở nơi khác. Theo đó, khi tiến hành tìm kiếm mặt bằng, ta cần lưu ý các vấn đề sau:
- Địa chỉ đó có thành lập được văn phòng công ty hay không?
- Địa chỉ đó có thành lập được xưởng sản xuất hay không ?
Thông thường, kinh nghiệm là phải xem quy hoạch liên quan đến địa chỉ đó và doanh nghiệp phải liên hệ các đơn vị tư vấn để được nắm trước, tránh trường hợp sau khi ký xong hợp đồng đặt cọc/ thuê lại không được cấp giấy phép.
- Xem xét hồ sơ pháp lý của văn phòng, xưởng sản xuất và xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê.
Thông thường, kinh nghiệm là phải xem toàn bộ xem giấy tờ có hợp pháp và có quyền cho thuê hay không ?
- Cân nhắc kỹ lưỡng các thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê văn phòng, xưởng.
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp
Lưu ý: Trong ngành nghề kinh doanh phải đăng ký cụ thể ngành sản xuất.
Tham khảo cụ thể hơn tại Thủ tục thành lập công ty chi tiết 2022.
Bước 3: Xin Giấy phép hoạt động đối với sản phẩm sản xuất (giấy phép con) (nếu sản xuất mặt hàng có điều kiện)
Đối với một số sản phẩm, pháp luật có quy định về việc phải đáp ứng điều kiện và phải xin giấy phép hoạt động trước khi tiến hành việc sản xuất thì doanh nghiệp phải thực hiện.
Bước 4: Xin các loại Giấy phép cần có cho xưởng sản xuất
Theo quy định, các xưởng sản xuất phải đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy. Do đó, bất kỳ xưởng sản xuất sản phẩm gì đi nữa thì ta cũng phải thực hiện các thủ tục để được xác nhận đáp ứng điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, một số trường hợp cần thiết phải có các giấy phép như đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ….
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty sản xuất. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về thủ tục thành lập công ty sản xuất hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý cũng như sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận