Tạm ngừng kinh doanh là hoạt động mang tính chủ động và là quyền của công ty theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải công ty muốn tạm dừng khi nào cũng được mà phải được sự cho phép của pháp luật. Bởi lẽ trong một số trường hợp bạn muốn tạm ngừng kinh doanh nhưng vì một số điều kiện khiến bạn không thể tạm ngừng được. Bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế.
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
3. Quy định về quyết toán thuế khi tạm dừng kinh doanh
Căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:
“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.”
Như vây, theo quy định hiện hành thì nếu công ty bạn tạm ngừng kinh doanh tròn 1 năm dương lịch; hoặc năm tại chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế với nhà nước thì không phải nộp hồ sơ quyết toán thuế. Ngược lại nếu công ty bạn tạm ngừng kinh doanh không tròn năm dương lịch thì phải nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty của bạn.
Tham khảo bài viết: Quy định về kê khái thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
4. Quy định về nộp báo cáo thuế khi tạm dừng kinh doanh
Căn cứ vào khoản 2 điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
- Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
- Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Người nộp thuế tiếp tục hoạt động, kinh doanh trở lại đúng thời hạn đã đăng ký thì không phải thông báo với cơ quan nơi đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định.
- Trường hợp người nộp thuế hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thì phải thông báo với cơ quan nơi đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh và phải thực hiện đầy đủ các quy định về thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Ví dụ: Doanh Nghiệp A đăng ký tạm dừng kinh doanh từ 08/2021 và thuộc đối tượng kê khai theo quý, thì doanh nghiệp A phải nộp:
- Tờ khai thuế GTGT Quý 3/2021.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Nếu có phát sinh chi trả lương) Quý 3/2021.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Nếu đã sử dụng hóa đơn) Quý 3/2021.
- Hồ sơ Quyết toán năm 2021.
5. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. (Điều 37 Luật Quản lý thuế)
- Đối với Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh: xử lý hồ sơ và ban hành Thông báo chấp thuận/ hoặc không chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh mẫu số 27/TB-ĐKT, Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo đơn vị chủ quản mẫu số 33/TB-ĐKT (nếu có) trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
- Đối với văn bản chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan thuế cập nhật thông tin tạm ngừng hoạt động, kinh doanh vào hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
2. Sau khi cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chấp thuận tạm ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, có hành vi vi phạm pháp luật quản lý thuế, hóa đơn trước thời điểm không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế, hóa đơn còn thiếu, chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý: Điều 12, 13 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:
– Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.
6.2. Lý do tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Thông thường nên lựa chọn các lý do như do yếu tố khách quan, do quá trình kinh doanh, cần cải tiến,…
Nội dung bài viết:
Bình luận