Thủ Tục Phá Sản Và Thủ Tục Giải Thể (Cập nhật 2023)

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19. Nền kinh tế tác động xấu bởi dịch bệnh, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Khi đó, công ty phải bị giải thể hoặc phá sản. Vậy phá sản là gì? Giải thể là gì? Hai hình thức này có gì khác nhau? Tất cả sẽ được ACC giải đáp thông qua bài viết: So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp.”

Thủ Tục Phá Sản Và Thủ Tục Giải Thể Thủ tục phá sản và thủ tục giải thể

1. Giải thể và phá sản doanh nghiệp là gì?

Để so sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp, trước tiên cần tìm hiểu nội hàm của 2 thuật ngữ này:

1.1. Giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, với tư cách là một chủ thể kinh doanh, trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp..

1.2. Phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tại sao cần thuê luật sư để làm thủ tục giải thể công ty? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Dịch vụ giải thể công ty

2. Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp là 2 hình thức có nhiều điểm khác biệt như sau:

2.1. Trường hợp giải thể, phá sản

Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi đáp ứng cả 2 điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán. mất khả năng thanh toán là tình trạng công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
  • Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có rất nhiều lý do để giải thể một doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể bị giải thể theo quyết định của các chủ sở hữu (giải thể tự nguyện) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (giải thể bắt buộc) hoặc khi kết thúc thời hạn hoạt động mà không được gia hạn với điều kiện: đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chỉ có một lý do duy nhất đó là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Do đó, dẫn đến việc các chủ nợ hoặc chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản.

2.2. Người có quyền nộp đơn yêu cầu

Người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
  • Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần 
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở 
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng (nếu điều lệ có quy định)
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã 
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh 

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, thanh lý tài sản cố định là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết: Thanh lý tài sản cố định

 

2.3. Loại thủ tục

Giải thể là thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh, tuân theo Luật doanh nghiệp 2020.

Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ, tuân theo Luật phá sản 2014.

2.4. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Khi doanh nghiệp giải thể, thứ tự thanh toán tài sản của doanh nghiệp như sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Nợ thuế.
  • Các khoản nợ khác.
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Khi doanh nghiệp phá sản, thứ tự thanh toán tài sản của doanh nghiệp như sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2.5. Chủ thể có thẩm quyền quyết định

Đối với giải thể doanh nghiệp có thể chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định đối với trường hợp giải thể tự nguyện; hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định đối với trường hợp giải thể bắt buộc.

Phá sản doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đó là Tòa án.

2.6. Điều kiện 

Đối với giải thể doanh nghiệp thì điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.

Đối với phá sản doanh nghiệp thì bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp không phải là điều kiện bắt buộc

2.5. Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp:

  • Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.
  • Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định.
  • Nộp hồ sơ giải thể.
  • Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được tiến hành như sau:

  • Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.
  • Triệu tập hội nghị chủ nợ.
  • Phục hồi doanh nghiệp.
  • Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

2.6. Hậu quả pháp lý

Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, không phải trường hợp mở thủ tục phá sản nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải chấm dứt hoạt động kinh. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản; ngay cả khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn tới thời gian 3 tháng có thể thương lượng với chủ nợ. Khi doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động kinh doanh thì được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản nếu thủ tục phục hồi doanh nghiệp được thực hiện thành công.

Hy vọng phần so sánh trên đã giúp các bạn hiểu hơn về phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.

3. Phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp, nên chọn thủ tục nào?

Đáp án cho câu hỏi này là tùy vào khả năng thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại để xác định doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục nào.

Như ACC đã nêu trên, sẽ có các trường hợp và các điều kiện khác nhau mà doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản hay giải thể. Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2015 và đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2015 thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; và bị các chủ nợ hoặc chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản.

Việc xác định và lựa chọn thủ tục phù hợp (nếu có thể) sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do vậy, để đảm bảo được quyền lợi doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp của ACC Group để được tư vấn và chọn được phương pháp giải quyết tốt nhất.

4. Những câu hỏi thường gặp về phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp có được tự phá sản không?

Như đã phân tích, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi đáp ứng cả 2 điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán. mất khả năng thanh toán là tình trạng công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
  •  Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản

Như vậy, doanh nghiệp không được tự phá sản.

Câu hỏi 2: Những đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng không thực hiện thì bị xử lý như thế nào?

Theo điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Câu hỏi 3: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở đâu?

Tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trừ các trường hợp sau nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

5. Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp  và phá sản doanh nghiệp của ACC

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã phân biệt được phá sản và giải thể doanh nghiệp

Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến phá sản, giải thể, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn giải thể và phá sản doanh nghiệp của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (604 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo