Nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng là một bước quan trọng sau khi kết hôn, đảm bảo quyền lợi cư trú và pháp lý của cả hai bên. Bài viết này sẽ của Công ty Luật ACC cung cấp "Hướng dẫn thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng" giúp bạn hiểu rõ các bước cần thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
Hướng dẫn thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng
1. Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.
Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về nhà chồng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
- Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
>>>> Xem thêm bài viết: Lấy chồng nhưng không chuyển hộ khẩu có được không?
2. Hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng
Hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3. Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng
Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng
Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng thực hiện như sau:
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là:
- Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
4. Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng online
Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng online thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập website Cổng dịch vụ công quản lý cư trú (https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/)
Bước 2: Đăng ký hoặc Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công.
Bước 3: Chọn mục “Đăng ký thường trú” tại trang chủ.
Bước 4: Nhập thông tin, nội dung.
Lưu ý:
- Đối với thông báo tình trạng hồ sơ có thể nhận thông báo tình trạng hồ sơ qua 02 cách:
- Nhận qua cổng thông tin;
- Nhận qua Email.
- Đối với kết quả giải quyết có thể nhận thông qua 03 cách sau:
- Nhận trực tiếp;
- Qua Email;
- Nhận qua cổng thông tin.
Bước 5: Xác nhận trách nhiệm trước pháp luật và ghi hồ sơ.
Bước 6: Kiểm tra lại hồ sơ
>>>> Xem thêm bài viết: Nhập hộ khẩu online cho vợ như thế nào?
5. Nhập khẩu về nhà chồng có cần làm lại CMND/CCCD
Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (CMND), khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi CMND. Nếu đổi hộ khẩu ngay trong cùng tỉnh thì không cần đổi thẻ mới.
Tuy nhiên, nếu người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) thì khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới (khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân).
6. Các câu hỏi thường gặp
Nhập hộ khẩu cho vợ mất bao lâu?
Theo quy định khoản 3 Điều 22 của Luật Cư trú thì thời hạn này là 07 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ.
Chậm nhập hộ khẩu vào nhà chồng, vợ có bị phạt?
Nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, song việc nhập hộ khẩu chậm cũng không bị xử phạt.
Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?
Việc thực hiện đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ cư trú. Như vậy, không có yêu cầu bắt buộc cha mẹ phải cùng nơi cư trú. Do đó, việc người mẹ dù không nhập khẩu vào nhà chồng thì vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con.
Việc nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Bằng cách nắm vững các thủ tục và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn có thể hoàn thành quá trình này một cách suôn sẻ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của vợ chồng trong cuộc sống mới. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận