Thủ tục ly hôn khi không có sổ hộ khẩu

Thủ tục ly hôn thường yêu cầu nhiều giấy tờ và chứng từ, trong đó sổ hộ khẩu là một tài liệu quan trọng. Vậy, trong trường hợp không có sổ hộ khẩu, "Thủ tục ly hôn khi không có sổ hộ khẩu" cần thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp các vấn đề liên quan. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thủ tục ly hôn khi không có sổ hộ khẩu

Thủ tục ly hôn khi không có sổ hộ khẩu

1. Khái quát về ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Đồng thời, có thể ly hôn theo hai hình thức:

  • Ly hôn đơn phương: Một trong hai vợ chồng gửi yêu cầu đến Tòa án khi có căn cứ cho rằng quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, đời sống chung không thể duy trì.
  • Ly hôn thuận tình: Hai vợ chồng thỏa thuận và thống nhất ly hôn, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái…

2. Có được ly hôn khi không có sổ hộ khẩu?

Khi có yêu cầu ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương ly hôn thì vợ, chồng về cơ bản cũng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn ly hôn (đơn yêu cầu thuận tình ly hôn hoặc đơn khởi kiện ly hôn đơn phương);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Do đó, khi muốn ly hôn, vợ chồng phải có bản sao có chứng thực của sổ hộ khẩu gia đình. Nếu hai vợ chồng chưa nhập chung khẩu thì phải có bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của cả hai người.

Như vậy, khi không có sổ hộ khẩu của vợ, chồng (trong trường hợp thuận tình ly hôn) hoặc của vợ hoặc của chồng (trong trường hợp đơn phương ly hôn) thì có thể giải quyết theo 02 cách sau đây:

Cách 1: Xin xác nhận hộ khẩu

Trong trường hợp không có sổ hộ khẩu thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có thể làm đơn yêu cầu công an phường, xã nơi người cần xin sổ hộ khẩu xác nhận hiện tại người này đang có hộ khẩu tại địa chỉ thường trú. Giấy xác nhận này sẽ thay thế sổ hộ khẩu cần nộp.

Cách 2: Yêu cầu Tòa án thu thập thông tin về hộ khẩu

Nếu trong trường hợp không thể có bản sao chứng thực sổ hộ khẩu cũng như không thể xin xác nhận tại cơ quan công an có thẩm quyền thì có thể yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập.

Theo Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền:

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
  • Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được;
  • Đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;
  • Đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó…

Như vậy, khi không thể cung cấp được sổ hộ khẩu, vợ hoặc chồng hoặc vợ, chồng có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý sổ hộ khẩu cung cấp thông tin, xuất trình về sổ hộ khẩu.

Nói tóm lại: Vợ, chồng vẫn được ly hôn khi không có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì thời gian giải quyết ly hôn sẽ mất thời gian hơn bởi phải thu thập thông tin về hộ khẩu và các giấy tờ khác thay thế cho sổ hộ khẩu.

3. Thủ tục thuận tình ly hôn không có hộ khẩu

Thủ tục thuận tình ly hôn không có hộ khẩu

Thủ tục thuận tình ly hôn không có hộ khẩu

Thủ tục thuận tình ly hôn không có hộ khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

  • Đơn xin ly hôn thuận tình có chữ ký của cả hai vợ chồng;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực). Trong trường hợp hai vợ chồng không có sổ hộ khẩu thì phải có giấy xác nhận đang có hộ khẩu tại nơi thường trú hoặc có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý sổ hộ khẩu cung cấp thông tin, xuất trình về sổ hộ khẩu.;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình do thỏa thuận của hai vợ chồng (Điều 55 Luật HN&GĐ). Khi đó, có thể nộp hồ sơ đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Khi nộp, có thể gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ ngày nhận được đơn và tài liệu kèm theo, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

Bước 3: Tòa án giải quyết

Sau khi nhận đủ hồ sơ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp lệ phí. Sau khi nộp xong lệ phí, Tòa án sẽ xét đơn và tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Trong trường hợp hòa giải thành thì vợ chồng đoàn tụ, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Ngược lại, nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt từ thời điểm quyết định này có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, việc không có sổ hộ khẩu không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thuận tình ly hôn.

>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn thuận tình không có sổ hộ khẩu

4. Không có hộ khẩu, ly hôn đơn phương thế nào?

Bên cạnh việc có thể thỏa thuận để ly hôn thuận tình thì nhiều người phải lựa chọn cách ly hôn đơn phương.

Theo đó, nếu có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài thì một người có thể gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết ly hôn.

Riêng trong trường hợp này, vì không nhận được sự thống nhất, thỏa thuận của hai vợ chồng nên theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết ly hôn sẽ được tiến hành tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Do người yêu cầu ly hôn đơn phương phải gửi đơn đến Tòa án nơi người còn lại cư trú, làm việc nên không cùng hộ khẩu không ảnh hưởng đến thẩm quyền giải quyết ly hôn của Tòa án.

Như vậy, khi không cùng hộ khẩu, một trong hai người vẫn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương. Về thủ tục tiến hành ly hôn thì cơ bản sẽ giống thủ tục thuận tình ly hôn ngoại trừ:

Về hồ sơ

Ngoài những giấy tờ cần phải nộp như bên thuận tình ly hôn thì người có yêu cầu ly hôn đơn phương phải nộp Đơn xin ly hôn đơn phương. Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện ly hôn đơn phương phải có các nội dung chính sau:

  • Ngày tháng năm làm đơn;
  • Tên Tòa án nhận đơn;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trong trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện…

Do đó, có thể thấy, hộ khẩu của người bị đơn phương ly hôn không cần phải có sổ hộ khẩu mà chỉ cần khai báo đầy đủ địa chỉ cuối cùng người này cư trú, làm việc.

Bên cạnh đó, nếu ly hôn đơn phương thì kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ở đây là chứng cứ chứng minh người còn lại có các hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng khiến hôn nhân không thể kéo dài…

Về nơi nộp hồ sơ

Không giống ly hôn thuận tình, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết đơn và giải quyết ly hôn đơn phương theo thủ tục chung.

>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn đơn phương không có sổ hộ khẩu

5. Các câu hỏi thường gặp về thủ tục ly hôn khi không có sổ hộ khẩu

Thời gian và quy trình xử lý hồ sơ ly hôn khi thiếu sổ hộ khẩu kéo dài bao lâu?

Thời gian xử lý hồ sơ ly hôn có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng, tùy thuộc vào việc bổ sung các tài liệu thay thế và sự phức tạp của vụ án. Quy trình có thể mất thời gian hơn nếu cần thực hiện thêm các bước bổ sung hoặc giải quyết tranh chấp.

Có thể thay thế sổ hộ khẩu bằng những tài liệu nào trong quá trình ly hôn?

Sổ hộ khẩu có thể được thay thế bằng các tài liệu như: giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy xác nhận cư trú từ cơ quan công an địa phương, giấy tờ chứng minh địa chỉ nơi cư trú hiện tại của các bên.

Thủ tục ly hôn có yêu cầu sổ hộ khẩu không?

Sổ hộ khẩu không phải là tài liệu bắt buộc trong tất cả các trường hợp ly hôn. Tuy nhiên, nó là một trong những giấy tờ có thể được yêu cầu để xác minh nơi cư trú của các bên liên quan. Việc thiếu sổ hộ khẩu không cản trở hoàn toàn quy trình ly hôn nhưng có thể cần các giấy tờ thay thế khác.

Dù không có sổ hộ khẩu, bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục ly hôn bằng cách cung cấp các giấy tờ thay thế và thực hiện đúng quy định pháp luật. Nắm vững các bước và yêu cầu cần thiết sẽ giúp quá trình ly hôn diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo