Kinh doanh cây cảnh mini là một hướng đi không mới nhưng vẫn đầy tiềm năng cho những ai muốn làm giàu. Mỗi người mua cây cảnh mini vì nhiều mục đích khác nhau nhưng cũng chính vì sự đa dạng nhu cầu này mà ý tưởng kinh doanh cây cảnh được rất nhiều người lựa chọn. Vậy Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin nhé!
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini
1. Tiềm năng phát triển của cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini
Hầu hết người dân trong các đô thị lớn ngày nay thường sống trong các căn hộ chung cư, nhà ống diện tích nhỏ. Mặc dù rất yêu thích thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của cây cảnh đối với sức khỏe nhưng họ không có đủ không gian để trồng cây xanh. Đó là lý do tại sao các loại cây cảnh, đặc biệt là cây cảnh nhỏ ngày càng trở nên phổ biến. Hơn nữa, với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã và đang càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc ở các khu đô thị, nơi đất chật người đông, ít cây cối, thì nhu cầu về sử dụng cây cảnh để cải thiện môi trường sống của mọi người ngày càng tăng. Ngoài ra còn có một bộ phận dân văn phòng mua cây cảnh mini ngoài việc để trang trí bàn làm việc mà còn mong muốn những điều tốt lành. Cây cảnh được ưa chuộng từ nhà ở đến các cơ quan làm việc, đến từ mọi lứa tuổi khác nhau và trồng cây cảnh là thú vui của rất nhiều người. Danh sách một số loại cây thường được chú trọng trồng trong nhà, hợp túi tiền và sống tốt trong nhiều điều kiện thời tiết đó là cây ngũ gia bì, cây bàng, cây sen đá, cây lưỡi hổ, cây kim ngân, cây xương rồng, cây cọ cảnh cùng một số loại hạt giống cây khác với mức độ chăm sóc không cao nhưng đẹp và phù hợp với môi trường để bàn ngoài việc và nhà ở.
Xem thêm bài viết: Quy trình mở cửa hàng thực phẩm sạch từ A-Z
2. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh
Mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Bạn có nhu cầu mở cửa hàng thì tiến hành làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh theo loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục, trình tự mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo mẫu;
– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh cá thể;
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh đối với trường hợp cửa hàng kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện cửa hàng kinh doanh cây cảnh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh cây cảnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh của cửa hàng không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh ký phù hợp quy định
– Nộp đủ lệ phí đăng ký.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho người mở cửa hàng kinh doanh. Nếu sau 05 ngày làm việc, người mở cửa hàng không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng không không nhận được yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đó có quyền khiếu nại theo quy định.
3. Lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh
Để mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh hiệu quả thì bên cạnh thủ tục mở cửa hàng, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Lưu ý về việc đặt tên cho cửa hàng: Cửa hàng thì cần có tên và khi đặt tên cho cửa hàng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Tên cửa hàng phải có đủ 2 thành tố đó là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được trùng lặp hay giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận. Tên của cửa hàng cấm chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Cấm chứa từ công ty hay doanh nghiệp trong tên cửa hàng. Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng việt và các chữ J, F, W, Z. Tên cửa hàng có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt để tránh trùng lặp.
Chuẩn bị vốn khi kinh doanh: Mở cửa hàng cây cảnh cần bao nhiêu vốn? Số vốn cần bỏ ra là bao nhiêu? Thực tế thì vấn đề này sẽ tùy vào khả năng, điều kiện tài chính của từng người. Bởi vì khi đăng ký kinh doanh thì pháp luật không có quy định về mức vốn tối đa hay tối thiểu cần có. Nhưng thông thường bạn sẽ cần tối thiểu 50 – 100 triệu đồng mới có thể thuận lợi mở cửa hàng.
Nghiên cứu kiến thức về cây cảnh: Trước khi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh, bạn cần học hỏi kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến nó. Kinh doanh cây cảnh mini cũng không ngoại lệ. Bạn phải nắm được từng loại cây, học cách chăm bón, tỉa nắn, nghiên cứu ý nghĩa của chúng, Phải biết được đặc tính của mỗi loại để tăng tuổi thọ.
Lựa chọn nguồn hàng sỉ và ổn định: Việc tiếp đến là tìm nguồn hàng. Nơi nhập hàng cây cảnh rất phong phú nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thoải mái. Nhưng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về độ uy tín của nguồn, giá cả, các chính sách bán hàng… Bạn nên dò hỏi những người am hiểu để hỏi những thông tin liên quan.
Bày trí cửa tiệm đẹp mắt: Việc trang trí cửa hàng là vô cùng cần thiết nếu bạn kinh doanh truyền. Kinh doanh cây cảnh hiệu quả luôn đi liền với một cửa hiệu được trang trí bắt mắt. Có thể phô bày ưu điểm của sản phẩm cho người mua hàng. Thêm vào đó là tạo nên dấu ấn riêng giúp cửa tiệm thu hút nhiều khách hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini, Luật ACC hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh hiểu rõ và vận hành một cách hiệu quả nhất trong việc kinh doanh của mình.
Nội dung bài viết:
Bình luận