Người lao động Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài không?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 5 Luật này cũng quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm có:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, từ quy định trên, NLĐ Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài bằng một trong các hình thức nêu trên.
Những lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nước ngoài
Điều kiện của NLĐ Việt Nam do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài
Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020 quy định điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần chuẩn bị Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020

Điều kiện để người Việt Nam đi nước ngoài làm việc
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục đi nước ngoài làm việc
Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
Bước 1: Đăng ký đi làm việc ở nước ngoài:
- Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thuộc doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sẽ được tư vấn các lĩnh vực, ngành nghề, công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí;
- Người lao động lựa chọn thị trường và đơn hàng phù hợp.
Bước 2: Tuyển chọn:
- Người lao động tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng, sau khi trúng tuyển đơn hàng sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.
Bước 3: Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
- Người lao động sau khi trúng tuyển phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị phái cử tổ chức, Khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm 74 tiết học về: quy định pháp luật liên quan của VN và nước đến làm việc, phong tục tập quán nước đến làm việc, các điều kiện hợp đồng lao động… Sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
- Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh.
Bước 4: Ký hợp đồng:
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại Hợp đồng, đó là: Hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và Hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ 1 bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký.
Lưu ý: Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các khoản phí người lao động phải nộp; công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài…
Bước 5: Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay).
Bước 6: Xin thị thực/visa làm việc và xuất cảnh
- Dưới dự hỗ trợ của đơn vị phái cử (doanh nghiệp XKLĐ/đơn vị sự nghiệp…) người lao động phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin visa lao động thông thường gồm các giấy tờ sau: Hợp đổng lao động mà người lao động đã ký với chủ sử dụng; Lý lịch tư pháp; Phiếu trả lời/Thư giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước/cơ quan lao động địa phương; Hộ chiếu; Chứng minh thư nhận dân/Thẻ căn cước công dân; và các giấy tờ khác tùy theo yếu cầu của mỗi nước….
- Sau khi có visa làm việc, người lao động sẽ xuất cảnh sang nước tiếp nhận để làm việc theo thời hạn của Hợp đồng đã ký.
Sau khi kết thức hợp đồng lao động ở nước ngoài về nước, người lao động có trách nhiệm phải đến đơn vị phái cử để thanh lý hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài. Đây là việc đi xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch, an toàn và được Nhà nước quản lý, bảo hộ.
Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài ở đâu?
- Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở
- Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).
- Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy phép lao động?
Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng hoặc nộp trực tiếp thời hạn trả kết quả là 05 ngày làm việc. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.
Mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Cấp giấy phép lao động: Mức thu 600.000 đồng/01 giấy phép;
- Cấp lại giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép;
- Cấp gia hạn giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Cần chuẩn bị gì trước khi đi nước ngoài làm việc?
Trả lời: Trước khi đi nước ngoài làm việc, bạn cần thực hiện những việc sau:
-
Xin visa làm việc: Tùy thuộc vào quốc gia mà bạn muốn làm việc, bạn cần xin visa làm việc tương ứng. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ hỗ trợ trong việc này.
-
Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ cá nhân, hộ chiếu còn hạn, chứng minh nhân dân, và các giấy tờ liên quan.
-
Kiểm tra y tế: Một số quốc gia yêu cầu kiểm tra y tế để đảm bảo bạn không mang theo các bệnh truyền nhiễm.
Câu hỏi 2: Làm thế nào để tìm việc làm ở nước ngoài?
Trả lời: Có một số cách để tìm việc làm ở nước ngoài:-
Trang web tuyển dụng quốc tế: Sử dụng các trang web tuyển dụng quốc tế để tìm việc làm phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
-
Liên hệ với người quen: Nếu bạn có người quen, bạn có thể hỏi họ về cơ hội việc làm trong môi trường của họ.
-
Liên hệ các công ty đa quốc gia: Các công ty lớn thường có văn phòng hoặc chi nhánh ở nhiều quốc gia, bạn có thể tìm cơ hội làm việc tại đó.
Câu hỏi 3: Thủ tục giấy tờ khi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Trả lời: Thủ tục giấy tờ có thể thay đổi tùy theo quốc gia và loại visa làm việc. Tuy nhiên, thông thường, bạn cần:
-
Visa làm việc: Xin và có visa làm việc thích hợp từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó.
-
Hợp đồng làm việc: Ký kết hợp đồng làm việc với nhà tuyển dụng.
-
Giấy phép làm việc: Có thể cần giấy phép làm việc từ cơ quan quản lý lao động của quốc gia đó.
Câu hỏi 4: Có những yếu tố cần xem xét trước khi làm việc ở nước ngoài?
Trả lời: Trước khi làm việc ở nước ngoài, bạn nên xem xét những yếu tố sau:
-
Ngôn ngữ: Xem xét khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của quốc gia đó. Nếu bạn không biết ngôn ngữ đó, cân nhắc học trước.
-
Văn hóa và xã hội: Nắm vững về văn hóa, tập quán và xã hội của quốc gia đó để thích nghi dễ dàng hơn.
-
Chi phí sống: Tìm hiểu về chi phí sống, thuế và giá nhà ở quốc gia đó để có kế hoạch tài chính tốt hơn.
-
Bảo hiểm: Đảm bảo bạn có bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ phù hợp trong trường hợp khẩn cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận